Khảo cổ học tổng hợp
Xếp theo:
-
Hòa cùng không khí kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM phối hợp với các Bảo tàng và các nhà sưu tập tư nhân trong cả nước trưng bày chuyên đề “Rồng về Thăng Long”. Đây là chuyên đề tập hợp những hiện vật có hoa văn rồng qua các thời kỳ lịch sử, của mọi miền đất nước, với nhiều chất liệu khác nhau từ đất nung, gốm, sứ, kim loại đến những hiện vật chất liệu vải, đá, gỗ…
Chi tiếtXã hội hóa hoạt động bảo tàng là một việc làm rất cần thiết và hữu ích trong giai đoạn xã hội đang không ngừng phát triển. Nhà nước và nhân dân cùng đảm trách vai trò bảo tồn và quảng bá văn hóa Việt Nam đến với công chúng. Bảo tàng Lịch sử đã có nhiều cuộc trưng bày lớn phối hợp với các nhà sưu tập tư nhân nhằm phát huy tối đa mục đích đó.
Chi tiếtTháng 4 – 2010 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử phối hợp với các Bảo tàng trong cả nước và các nhà sưu tập tư nhân khai mạc chuyên đề “Rồng về Thăng Long” gồm 280 hiện vật với nhiều chất liệu: đất nung, gốm, gỗ, giấy, kim loại… nhằm giới thiệu đến khách tham quan về những hiện vật có hình tượng rồng được chế tác từ khắp mọi miền đất nước từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20, quy tụ về một cuộc hội ngộ lớn trong dịp mừng Thăng Long 1000 tuổi. Chúng tôi xin được giới thiệu về những chóe gốm Móng Cái của nhà sưu tập Nguyễn Phúc Bảo Ngọc và Hàn Tấn Quang đang được trưng bày tại chuyên đề này.
Chi tiếtChân đèn là một vật dụng rất cần thiết trong đời sống sinh hoạt. Nó không chỉ giúp ích cho những sinh hoạt về ban đêm mà chân đèn còn là một vật trang trí trong ngôi nhà. Những chân đèn có kích thước lớn luôn được đặt ở những vị trí trang trọng trong phòng khách của gia đình. Trong chuyên đề “Rồng về Thăng Long” đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử - TP.HCM đồ dùng trong sinh hoạt chiếm một số lượng đáng kể, trong đó có những chiếc chân đèn có kích thước lớn bằng các chất liệu đồng, gốm. Bài viết này giới thiệu một chiếc chân đèn thời Mạc của sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Dòng đang trưng bày trong chuyên đề này.
Chi tiếtTrong những hiện vật của nhà sưu tập Nguyễn Trọng Cơ đang được trưng bày trong chuyên đề “Rồng Về Thăng Long” tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM gồm 11 hiện vật thuộc các chất liệu và nguồn gốc khác nhau. Chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về một hiện vật khá độc đáo trong bộ sưu tập này đó là: Chiếc choé gốm Gò Sành lạ hiện đang có mặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM.
Chi tiếtKỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là sự kiện trọng đại trong lịch sử nước nhà, hòa chung không khí của cả nước và để thể hiện tình cảm, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử - văn hóa của dân tộc tại Bảo tàng Lịch sử phối hợp với các Bảo tàng trong cả nước và các nhà sưu tập tư nhân trưng bày một chuyên đề lớn mang tên “Rồng về Thăng Long”. Chuyên đề này trưng bày rất nhiều hiện vật quý trong đó có một chiếc mâm đồng tương đối đặc sắc của nhà sưu tập Hàn Tấn Quang.
Chi tiếtVài năm lại đây, trên thị trường cổ vật tại TP.HCM, trong sưu tập cổ vật của một số tư nhân cũng như trong Bảo tàng một vài tỉnh ở Nam Bộ và Nam Tây Nguyên có sự hiện diện một loại hình cổ vật khá đặc biệt. Đó là những chiếc tẩu thuốc cổ được làm bằng đồng thau hoặc bằng đất nung. Hình dáng của chúng khá giống nhau gồm ba bộ phận hợp thành, một là bầu tẩu, một là ống tẩu và một là canh tẩu. Bầu tẩu và ống tẩu được đúc hoặc nặn liền một khối.
Chi tiếtNhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, vào tháng 4/2010, Bảo tàng Lịch sử - TP.HCM phối hợp các nhà sưu tập tư nhân và một số Bảo tàng trong và ngoài thành phố tổ chức cuộc trưng bày chuyên đề “Rồng về Thăng Long” với hơn 280 hiện vật đa dạng về loại hình và phong phú về chất liệu có trang trí nhiều kiểu dáng và tư thế rồng khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là tòa cửu long của nhà sưu tập Nguyễn Thị Tú Anh (Thành phố Hồ Chí Minh).
Chi tiếtTháng 4 năm 2010, Bảo tàng Lịch sử - TPHCM tổ chức trưng bày chuyên đề “Rồng về Thăng Long” chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chuyên đề này giới thiệu hơn 280 hiện vật gồm nhiều chất liệu mang hình rồng của nhiều đơn vị Bảo tàng và của các nhà sưu tập tư nhân phối hợp. Trong số hiện vật của nhà sưu tập Nguyễn Trọng Cơ có một chậu gốm, thuộc dòng gốm Biên Hòa, với men nhiều màu: xanh lục, xanh dương, vàng, đỏ, trắng và đen.
Chi tiếtTừ xưa, ở Việt Nam nghề đúc đồng và sử dụng đồ dùng bằng đồng đóng một vai trò thiết yếu trong văn hoá của người Việt, chúng chiếm một vị trí quan trọng với đời sống tâm linh cũng như cuộc sống hàng ngày của mọi người dân, họ nâng niu như giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Những hiện vật lưu tryền, sử dụng rộng rãi trong dân gian chứa đựng các giá trị về nhiều mặt lịch sử, mỹ thuật, tôn giáo. Chiếc Lư hương bằng đồng của nhà sưu tập Nguyễn Hữu Triết là một hiện vật đặc sắc rất đáng được các nhà khoa học nghiên cứu làm phong phú hơn nguồn tư liệu để phát huy giá trị di sản đó.
Chi tiếtChùa Linh Xứng toạ lạc trên núi Ngưỡng Sơn, thuộc thôn Bốn, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, có tọa độ địa lý N 19o 97’ 517’’; E 105o 82’ 809’’, từ ngày 09 tháng 10 đến ngày 24 tháng 11 năm 2009, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban Nhân dân huyện Hà Trung tiến hành khai quật di tích chùa Linh Xứng lần thứ nhất. Trong quá trình khai quật, chúng tôi đã phát hiện được 4 ngôi mộ kiểu Hán, dưới đây là kết quả nghiên cứu về các ngôi mộ này.
Chi tiếtVào khoảng tháng 7/2010, tại một số địa điểm thuộc An Khê và Bình Định, những nhóm rà phế liệu đã phát hiện rất nhiều thanh kiếm lưỡi sắt chuôi đồng đã bị gỉ sét phong hóa trầm trọng trên phần lưỡi ở độ sâu 0,70cm→3m. Do bí mật nghề nghiệp và do sang tay một chủ nên địa điểm chính xác tìm thấy những thanh kiếm này đều không được tiết lộ.
Chi tiếtTừ thuở bình minh của nhân loại, con người đã hình thành nên văn hóa của dân tộc mình. Nền văn hóa này phát triển, ảnh hưởng và giao thoa lẫn nhau, đã tạo nên nền văn hóa có nét độc đáo và đa dạng cho đến ngày nay. Nhiều nền văn hóa mất đi, song phần lớn chúng đã biến đổi để cho phù hợp với sự phát triển của nhân loại.
Chi tiết