Nghiệp vụ bảo tàng
Xếp theo:
-
Bảo tàng là một thành quả quan trọng của loài người. Cũng như các thành quả quan trọng khác trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, bảo tàng có nhiều ảnh hưởng đến cộng đồng mà một trong những ảnh hưởng thấm đượm tính nhân văn là lưu giữ dấu tích, bằng chứng của quá khứ và phát huy sự tích cực từ những dấu tích, bằng chứng đó.
Chi tiếtTẢN MẠN NHÂN 30 NĂM THÀNH LẬP BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - TS. Trịnh Thị Hòa (*) (*)Nguyên Giám đốc BTLSVN-TP.HCM Tính đến khi nghỉ hưu, tôi đã làm việc tại Bảo tàng này được hơn 28 năm (1976-2004). Với ngần ấy thời gian, tôi có biết bao kỷ niệm vui, buồn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài viết này, tôi chỉ xin nêu lên một vài trong số rất nhiều kỷ niệm đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc không chỉ trong những tháng năm còn làm việc tại Bảo tàng mà cả cho đến tận bây giờ.
Chi tiếtBẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM - TPHCM: TUỔI 30 VÀ CHẶNG ĐƯỜNG TỚI - Trần Thị Thuý Phượng (*) (*) Giám đốc BTLSVN-TP.HCM Đã 30 năm tồn tại, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị cũng như chuyên môn để hiện nay đã trở thành một địa chỉ văn hóa thân quen của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM đang bước vào một giai đoạn mới, đầy nỗ lực với mong muốn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách tham quan vốn ngày càng đa dạng và đạt được sự công nhận của quốc tế.
Chi tiếtTrước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm vào năm 1858, Việt Nam không có hệ thống nghiên cứu nào về kinh tế, văn hóa và cũng không có Bảo tàng. Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam kỳ, người Pháp tiếp tục cho thành lập những tổ chức khác nhau dưới nhiều hình thức nhằm nghiên cứu về kinh tế, văn hoá Việt Nam và Đông Dương phục vụ cho mục đích thực dân.
Chi tiếtBài phát biểu của Đ/c Vũ Kim Anh - PGĐ Sở VH, TT & DL nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Bảo tàng Kính thưa: - Đ/c Trần Trọng Tân – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng – Nguyên Phó Bí thư Thành ủy - Ông Nguyễn Thế Hùng Cục trưởng Cục Di Sản - Bà Nguyễn thị Hồng phó chủ tịach UBND TP - Ông Phan xuân Biên UVTV Tu; Tr. ban tuyên giáo TU Kính thưa quý vị đại biểu,
Chi tiếtTrong chu trình vận hành của một Bảo tàng, công tác bảo quản hiện vật có vai trò vô cùng quang trọng, bởi vì đây là một trong những công tác nghiệp vụ Bảo tàng. Công tác bảo quản nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ trạng thái nguyên gốc và kéo dài tuổ thọ của hiện vật cũng như khả năng đáp ứng trưng bày để giới thiệu đến khách tham quan Bảo tàng.
Chi tiếtNgày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, vấn đề toàn cầu hóa, xã hội hóa, luôn là vấn đề được đặt ra hàng đầu. Vì vậy việc xã hội hóa hoạt động Bảo tàng cũng đã và đang hoạt động rất tích cực tại BTLSVN-TP.HCM nhằm giới thiệu đến công chúng tại các vùng sâu, vùng xa hiểu được lịch sử truyền thống và những giá trị văn hóa của dân tộc, bên cạnh đó góp phần vào công tác giáo dục cho thanh thiếu niên hiện nay. Do vậy, việc vận chuyển những hiện vật để đưa đến những nơi xa xôi ấy thì vấn đề đóng gói hiện vật là hết sức cần thiết và quan trọng.
Chi tiếtNăm 2006, nhân kỷ niệm 31 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Tp. Hồ Chí Minh kết hợp với một số nhà sưu tập tại Thành phố(1) trưng bày chuyên đề “Cổ vật gỗ thời Nguyễn”. Chuyên đề này được trưng bày tại một phòng trang trọng, cách trưng bày khá ấn tượng, đảm bảo về nội dung cũng như hình thức và đặc biệt, các hiện vật ở đây rất phù hợp với cảnh quan, kiến trúc và không gian của ngôi nhà, tạo nên hiệu quả cao.
Chi tiếtTôi mừng Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP. Hồ Chí Minh, 30 tuổi kể từ ngày 23 tháng 08 năm 1979, ngày mà UBND TP.HCM ra quyết định với tên gọi như hiện nay sau khi được Bộ Văn hóa bàn giao Bảo tàng này cho Thành phố. Thực ra Bảo tàng này đã có bề dày lịch sử đáng kể: 82 năm, nếu tính từ ngày 24 tháng 11 năm 1927. Đó là ngày thành lập với tên là Bảo tàng Nam Kỳ, sau đó đổi tên là Bảo tàng Blanchard de la Brosse, tên của viên thống đốc Nam Kỳ đã ký nghị định thành lập Bảo tàng.
Chi tiếtKính thưa quí vị quan khách, Phát xuất từ ý thức cao về cội nguồn, từ lòng kiêu hãnh trên những thắng lợi và thành quả to lớn đạt được trong việc đấu tranh sinh tồn với thiên tai địch họa, ngay từ buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc trên thế giới thường tìm cho mình một nguồn gốc tô tem huyền thoại, chẳng hạn người Nhật cho rằng họ là con cháu Thái Dương thần nữ, người Trung Hoa tự nhận là hậu duệ của ông Bàn Cổ, người Việt Nam thì nhận mình thuộc dòng dõi Rồng Tiên…
Chi tiếtKính thưa quý vị đại biểu, Sưu tập Dương-Hà, từ lâu đã được biết đến như là một bộ sưu tập cổ vật có thời gian xuất hiện lâu năm nhất, thời gian sưu tầm dài nhất, số lượng lớn nhất Việt Nam với gần 3.400 hiện vật, vào tháng 03 năm 2011 đã chính thức được gia đình trao tặng cho nhân dân và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Ủy ban Nhân dân TP.HCM là người đại diện.
Chi tiếtĐồ trang sức là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người từ hàng ngàn năm qua. Tuỳ vào tập quán, văn hoá và phong cách sống mà mỗi cộng đồng cư dân hình thành cho mình những loại hình trang sức rất độc đáo với nhiều chất liệu khác nhau được sử dụng. Trong đó kim loại được sử dụng khá phổ biến trong việc chế tác trang sức.
Chi tiếtCổ vật là hồn thiêng sông núi, là nguyên khí quốc gia của thời xa xưa còn lưu lại, là chứng tích của các thời kỳ oanh liệt đã qua. Cổ vật mang trong mình giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị kỹ thuật, mỹ thuật, giá trị khoa học, giá trị tộc người và các giá trị phi vật thể khác. Với các giá trị đó, cổ vật mang lại cho người lưu giữ nó nhiều lợi ích to lớn từ lợi ích tinh thần đến lợi ích kinh tế.
Chi tiết
Hiển thị 1 đến 15 trong 15 (1 trang)