Bài viết
Xếp theo:
-
Bảo tàng là một thành quả quan trọng của loài người. Cũng như các thành quả quan trọng khác trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, bảo tàng có nhiều ảnh hưởng đến cộng đồng mà một trong những ảnh hưởng thấm đượm tính nhân văn là lưu giữ dấu tích, bằng chứng của quá khứ và phát huy sự tích cực từ những dấu tích, bằng chứng đó.
Chi tiếtTẢN MẠN NHÂN 30 NĂM THÀNH LẬP BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - TS. Trịnh Thị Hòa (*) (*)Nguyên Giám đốc BTLSVN-TP.HCM Tính đến khi nghỉ hưu, tôi đã làm việc tại Bảo tàng này được hơn 28 năm (1976-2004). Với ngần ấy thời gian, tôi có biết bao kỷ niệm vui, buồn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài viết này, tôi chỉ xin nêu lên một vài trong số rất nhiều kỷ niệm đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc không chỉ trong những tháng năm còn làm việc tại Bảo tàng mà cả cho đến tận bây giờ.
Chi tiếtBẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM - TPHCM: TUỔI 30 VÀ CHẶNG ĐƯỜNG TỚI - Trần Thị Thuý Phượng (*) (*) Giám đốc BTLSVN-TP.HCM Đã 30 năm tồn tại, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị cũng như chuyên môn để hiện nay đã trở thành một địa chỉ văn hóa thân quen của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM đang bước vào một giai đoạn mới, đầy nỗ lực với mong muốn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách tham quan vốn ngày càng đa dạng và đạt được sự công nhận của quốc tế.
Chi tiếtTrước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm vào năm 1858, Việt Nam không có hệ thống nghiên cứu nào về kinh tế, văn hóa và cũng không có Bảo tàng. Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam kỳ, người Pháp tiếp tục cho thành lập những tổ chức khác nhau dưới nhiều hình thức nhằm nghiên cứu về kinh tế, văn hoá Việt Nam và Đông Dương phục vụ cho mục đích thực dân.
Chi tiếtBài phát biểu của Đ/c Vũ Kim Anh - PGĐ Sở VH, TT & DL nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Bảo tàng Kính thưa: - Đ/c Trần Trọng Tân – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng – Nguyên Phó Bí thư Thành ủy - Ông Nguyễn Thế Hùng Cục trưởng Cục Di Sản - Bà Nguyễn thị Hồng phó chủ tịach UBND TP - Ông Phan xuân Biên UVTV Tu; Tr. ban tuyên giáo TU Kính thưa quý vị đại biểu,
Chi tiếtHuyền Trang, một nhà sư Trung Quốc cho biết rằng vương quốc T’o-lo-po-ti, tọa lạc giữa Burma và Cambodia vào TK XII là vương quốc Dvaravati, tọa lạc ở Thái Lan ngày nay. Người ta nghi ngờ tên của vương quốc này đến từ ngôn ngữ Sanskrit. Năm 1904, Paul Pelliot cũng chấp nhận quan niệm này và đề cập đến cư dân của vương quốc Dvaravati có lẽ là Mon hay Khơ me. Tuy nhiên, những từ “vương quốc Dvaravati” còn chưa rõ nghĩa. Song, nhiều bằng chứng liên quan đến sự tồn tại Phật giáo ở phần phía Nam của thung lũng sông Caho Phraya đã được tìm thấy.
Chi tiếtTrong năm 2006, bên cạnh việc được nhượng sưu tập Nguyễn Đức Tùng khá đồ sộ về loại hình, chất liệu và nguồn gốc, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh còn nhận được về cho Bảo tàng một sưu tập khác tuy số lượng ít hơn nhưng có những tiêu bản gốm rất có giá trị về loại hình, độc đáo và đa dạng về nguồn gốc, trong đó có các hiện vật như :
Chi tiếtTháng 6 năm 2006, Ông Lưu Chế Vũ một doanh nghiệp tư nhân đã đem đến Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành Phố Hồ Chí Minh một số hiện vật mà theo ông cho biết là của đất nước Lào do ông bà để lại. Trong số hiện vật đó đáng chú ý là nhóm tượng Phật bằng đồng, bạc với nhiều kích thước khác nhau.
Chi tiếtĐức Phật nhập cõi Niết Bàn (Nirvana) vào khoảng năm 480 trước Công Nguyên và đạo lý của Ngài bắt đầu được truyền bá trong cùng lưu vực sông Hằng (Gangze). Từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ II trước công nguyên, đạo Phật đã thịnh hành khắp Ấn Độ, việc truyền bá Phật giáo được đẩy mạnh một cách mãnh liệt dưới thời A Dục hoàng đế (Asoka), một nhà vua mộ đạo, và dưới thời của hoàng tử Krishna.
Chi tiếtNgoài hình thức người thần Civa thường được thể hiện rất phổ biến dưới nhiều hình thức ở văn hóa cổ Nam Bộ. Ở Ân Độ và Java, Chămpa cũng có. Đó là vấn đề cái “Linga” một vật tượng trưng có liên quan đến sức mạnh sáng tạo của thần Civa. Thần tượng này ở Đông Dương được giải thích đặc biệt là biểu hiện cho quyền lực chính trị song song với sự liên quan với tinh thần tôn giáo.
Chi tiếtVào trung tuần tháng 12 năm 2006, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.Hồ Chí Minh phối hợp với nhà sưu tập tư nhân là ông Nguyễn Văn Phẩm trưng bày chuyên đề “Công cụ, vũ khí thời đại kim khí ở Nam bộ” giới thiệu một số công cụ và vũ khí bằng đồng. Đặc biệt, bộ sưu tập qua đồng hơn 100 chiếc là điểm nhấn quan trọng trong cuộc trưng bày.
Chi tiếtTrong những năm gần đây, những cuộc khai quật khảo cổ học ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã phát hiện nhiều đồ gốm Gò Sành rất đa dạng và phong phú. Từ những kết quả thu được có thể thấy gốm Gò Sành trong mộ táng hoặc trong con tàu chìm ở dưới biển ven một số cảng thị mà điển hình cuộc khai quật tại Pannadan (Philippine). Điều đó đã chứng minh phần nào sự phát triển của nghề sản xuất gốm Gò Sành-Bình Định thế kỷ XII-XVI.
Chi tiếtVào tháng 10 năm 2006, ông Nguyễn Đức Tùng – ngụ tại xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã chuyển nhượng toàn bộ sưu tập hiện vật của mình cho BT LSVN-TP.HCM. Bên cạnh những hiện vật còn nguyên vẹn, nhà sưu tập Nguyễn Đức Tùng cũng góp nhặt và lưu giữ lại những mảnh gốm sứ với số lượng khá lớn.
Chi tiếtVào thế kỷ trước, mặc dù dân số Việt và Hoa ở vùng Đồng Nai – Gia Định khá đông nhưng giai đoạn khai thác nông nghiệp các ngành nghề chưa có thể phát triển nên đa số gốm gia dụng phải nhập từ Trung Quốc… hoặc gần nhất là ở “xứ Quảng Nam”. Trong khi đó gốm Bắc Hà lại ít có điều kiện nhập vào vì chiến tranh chia cắt.
Chi tiếtTháng 10 năm 2006, được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Tp. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận toàn bộ sưu tập của ông Nguyễn Đức Tùng (Bình Dương) nhượng lại. Toàn bộ sưu tập gần 3000 hiện vật thuộc nhiều chất liệu và nguồn gốc khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu cùng đồng nghiệp một phần nhỏ của bộ sưu tập, đó là gốm Việt Nam.
Chi tiết