Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 17
Truy cập hôm nay: 48898
Tổng số truy cập: 2527865
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

Khảo cổ học tổng hợp

Xếp theo:
  • LÀNG VÀ LÀNG NGHỀ Ở NAM KỲ - TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG
        Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn chép: “Khi họ Nguyễn mở bờ cõi về phương Nam thì thiết lập phủ huyện… những nơi gần rừng núi hoặc nằm dọc theo bờ biển, thì đặt thuộc; tất cả xã, thôn, phường, nậu, mạn… đều lệ thuộc”. 
    Chi tiết
    DVARAVATI: VƯƠNG QUỐC, NHÀ NƯỚC HAY CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN THÀNH THỊ - Bùi Phát Diệm
     Huyền Trang, một nhà sư Trung Quốc cho biết rằng vương quốc T’o-lo-po-ti, tọa lạc giữa Burma và Cambodia vào TK XII là vương quốc Dvaravati, tọa lạc ở Thái Lan ngày nay. Người ta nghi ngờ tên của vương quốc này đến từ ngôn ngữ Sanskrit. Năm 1904, Paul Pelliot cũng chấp nhận quan niệm này và đề cập đến cư dân của vương quốc Dvaravati có lẽ là Mon hay Khơ me. Tuy nhiên, những từ “vương quốc Dvaravati” còn chưa rõ nghĩa. Song, nhiều bằng chứng liên quan đến sự tồn tại Phật giáo ở phần phía Nam của thung lũng sông Caho Phraya đã được tìm thấy.
    Chi tiết
    VỀ MỘT SƯU TẬP HIỆN VẬT TÌM THẤY TẠI TIỀN GIANG - Trần Thị Thanh Đào
    Trong năm 2006, bên cạnh việc được nhượng sưu tập Nguyễn Đức Tùng khá đồ sộ về loại hình, chất liệu và nguồn gốc, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh còn nhận được về cho Bảo tàng một sưu tập khác tuy số lượng ít hơn nhưng có những tiêu bản gốm rất có giá trị về loại hình, độc đáo và đa dạng về nguồn gốc, trong đó có các hiện vật như :
    Chi tiết
    VỀ NHÓM TƯỢNG LÀO MỚI SƯU TẦM - Hồ Ngọc Liên
    Tháng 6 năm 2006, Ông Lưu Chế Vũ một doanh nghiệp tư nhân đã đem đến Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành Phố Hồ Chí Minh một số hiện vật mà theo ông cho biết là của đất nước Lào do ông bà để lại. Trong số hiện vật đó đáng chú ý là nhóm tượng Phật bằng đồng, bạc với nhiều kích thước khác nhau.
    Chi tiết
    PHẬT GIÁO CHĂMPA - TS. Bá Trung Phụ
        Đức Phật nhập cõi Niết Bàn (Nirvana) vào khoảng năm 480 trước Công Nguyên và đạo lý của Ngài bắt đầu được truyền bá trong cùng lưu vực sông Hằng (Gangze). Từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ II trước công nguyên, đạo Phật đã thịnh hành khắp Ấn Độ, việc truyền bá Phật giáo được đẩy mạnh một cách mãnh liệt dưới thời A Dục hoàng đế (Asoka), một nhà vua mộ đạo, và dưới thời của hoàng tử Krishna.
    Chi tiết
    HÌNH TƯỢNG “LINGA” VĂN HÓA CỔ NAM BỘ - Bá Trung Phụ
    Ngoài hình thức người thần Civa thường được thể hiện rất phổ biến dưới nhiều hình thức  ở văn hóa cổ Nam Bộ.  Ở Ân Độ và Java, Chămpa cũng có. Đó là vấn đề cái “Linga” một vật tượng trưng có liên quan đến sức mạnh sáng tạo của thần Civa. Thần tượng này ở Đông Dương được giải thích đặc biệt là biểu hiện cho quyền lực chính trị song song với sự liên quan với tinh thần tôn giáo.
    Chi tiết
    VỀ MỘT MI CỬA ĐÁ HIỆN TÀNG TRỮ TẠI BTLS – TPHCM - TRẦN THỊ THANH ĐÀO
     Tháng 12.2006, Phòng Kiểm kê – Bảo quản của BTLSVN-TPHCM được giao nhiệm vụ tháo dỡ phần phía sau lưng tượng Phật chùa Phật Tích – Bắc Ninh (hiện vật làm lại) thuộc khu vực phòng trưng bày thời Lý thế kỷ 
    11-13 vì được biết có hiện vật đá đã tồn tại ở đây từ trước năm 1975.
    
    Chi tiết
    HŨ GỐM ĐẤT NUNG SƯU TẦM TẠI BẠC LIÊU - Nguyễn Việt Trung
    Đầu năm 2007, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh có sưu tầm được hai hũ gốm đất nung trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Hai hũ này có hình dáng và cấu tạo giống nhau.
    Chi tiết
    SƯU TẬP QUA ĐỒNG “LONG GIAO” CỦA NHÀ SƯU TẬP NGUYỄN VĂN PHÅM - Đỗ Như Kiếm
    Vào trung tuần tháng 12 năm 2006, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.Hồ Chí Minh phối hợp với nhà sưu tập tư nhân là ông Nguyễn Văn Phẩm trưng bày chuyên đề “Công cụ, vũ khí thời đại kim khí ở Nam bộ” giới thiệu một số công cụ và vũ khí bằng đồng. Đặc biệt, bộ sưu tập qua đồng hơn 100 chiếc là điểm nhấn quan trọng trong cuộc trưng bày.
    Chi tiết
    VỀ BÌNH RƯỢU GỐM GÒ SÀNH CHĂMPA - BÁ TRUNG PHỤ
    Trong những năm gần đây, những cuộc khai quật khảo cổ học ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã phát hiện nhiều đồ gốm Gò Sành rất đa dạng và phong phú. Từ những kết quả thu được có thể thấy gốm Gò Sành trong mộ táng hoặc trong con tàu chìm ở dưới biển ven một số cảng thị mà điển hình cuộc khai quật tại Pannadan (Philippine). Điều đó đã chứng minh phần nào sự phát triển của nghề sản xuất gốm Gò Sành-Bình Định thế kỷ XII-XVI.
    Chi tiết
    GỐM GÒ SÀNH TRONG SƯU TẬP NGUYỄN ĐỨC TÙNG - Phí Ngọc Tuyến
    Trong bộ sưu tập hiện vật do ông Nguyễn Đức Tùng (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nhượng lại cho Bảo tàng Lịch sử – TP.HCM có gần 3000 hiện vật thuộc các chất liệu và nguồn gốc khác nhau. Chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về một phần khá độc đáo trong bộ sưu tập này: Gốm Gò Sành.
    Chi tiết
    VỀ NHỮNG MẢNH GỐM SỨ TRONG SƯU TẬP HIỆN VẬT CỦA NGUYỄN ĐỨC TÙNG - NGUYỄN THỊ TÚ ANH
    Vào tháng 10 năm 2006, ông Nguyễn Đức Tùng – ngụ tại xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã chuyển nhượng toàn bộ sưu tập hiện vật của mình cho BT LSVN-TP.HCM. Bên cạnh những hiện vật còn nguyên vẹn, nhà sưu tập Nguyễn Đức Tùng  cũng góp nhặt và lưu giữ lại những mảnh gốm sứ với số lượng khá lớn.
    Chi tiết
    GỐM SÀI GÒN VÀ GỐM CHỢ LỚN - TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG
    Vào thế kỷ trước, mặc dù dân số Việt và Hoa ở vùng Đồng Nai – Gia Định khá đông nhưng giai đoạn khai thác nông nghiệp các ngành nghề chưa có thể phát triển nên đa số gốm gia dụng phải nhập từ Trung Quốc… hoặc gần nhất là ở “xứ Quảng Nam”. Trong khi đó gốm Bắc Hà lại ít có điều kiện nhập vào vì chiến tranh chia cắt. 
    Chi tiết
    GỐM VIỆT NAM TRONG SƯU TẬP NGUYỄN ĐỨC TÙNG - Phí Ngọc Tuyến
    Tháng 10 năm 2006, được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Tp. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận toàn bộ sưu tập của ông Nguyễn Đức Tùng (Bình Dương) nhượng lại. Toàn bộ sưu tập gần 3000 hiện vật thuộc nhiều chất liệu và nguồn gốc khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu cùng đồng nghiệp một phần nhỏ của bộ sưu tập, đó là gốm Việt Nam.
    Chi tiết
    GỐM THÁI LAN TÌM THẤY TẠI BẢO LỘC (LÂM ĐỒNG) Phạm Hữu Công
    Trong sưu tập Nguyễn Đức Tùng gồm các đồ gốm sứ, kim loại đồng, đá quý… sưu tầm tại Nam Tây Nguyên, đáng chú ý có 78 hiện vật gốm có nguồn gốc Thái Lan. Các hiện vật này bao gồm các loại hình: bát, đĩa, hũ, nậm rượu…
    Chi tiết
    GỐM NHẬT BẢN THUỘC SƯU TẬP NGUYỄN ĐỨC TÙNG - Trần Thị Ngọc Lan
    Ngày 12 tháng 4 năm 2007 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh khai mạc trưng bày chuyên đề “Sưu tập Nguyễn Đức Tùng”. Trong toàn bộ sưu tập, bên cạnh những hiện vật như kim loại, thủy tinh, đá quý thì đồ gốm cũng chiếm một phần (1926/2797) hiện vật.
    Chi tiết
    THỬ TÌM LẠI DÁNG XƯA CỦA LOẠI MŨ MIỆN BẰNG VÀNG THUỘC NGHỆ THUẬT CHAMPA - Lê Xuân Diệm
      Bài viết này có sử dụng tài liệu do Bảo tàng Lịch sử VN – TP.HCM cung cấp. Chân thành cám ơn.
    Theo tài liệu hiện biết thì đá có khoảng bốn sưu tập hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh liên quan đến loại mũ miện bằng vàng thuộc nghệ thuật Champa được phát hiện. Đó là:
    
    Chi tiết
    VỀ MỘT ĐỈNH BẠC MANG NIÊN HIỆU “TỰ ĐỨC” - Hoàng Anh Tuấn - Diệp Minh Cường (Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh)
    Trong một dịp đi nghiên cứu, sưu tầm hiện vật tiền cổ Việt Nam, chúng tôi được một nhà sưu tập cho xem một đỉnh bạc khá độc đáo mang niên hiệu của một vị vua thời Nguyễn: vua Tự Đức.
    Chi tiết
    VỀ KHUYÊN TAI VÀ NHẪN ĐỒNG TRONG “SƯU TẬP NGUYỄN ĐỨC TÙNG” - Phạm Ngọc Uyên
        Vào tháng 4 năm 2007 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Tp.HCM đã khai mạc triển lãm chuyên đề “Sưu tập Nguyễn Đức Tùng”. Đây là một bộ sưu tập lớn nhất mà Bảo tàng tiếp nhận từ trước đến nay.
    Chi tiết
    VỀ NHỮNG CHIẾC VÒNG TAY BẰNG ĐỒNG TRONG “SƯU TẬP NGUYỄN ĐỨC TÙNG” - Nguyễn Thị Nguyệt
            Trong bộ sưu tập mà ông Nguyễn Đức Tùng đã nhượng lại cho Bảo tàng phải kể đến nhóm chất liệu kim loại, tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong phần lớn sưu tập là đồ gốm nhưng cũng cho thấy đượ sự đa dạng và phong phú trong đời sống của cư dân ở Nam Tây Nguyên.
    Chi tiết