Khảo cổ học tổng hợp
Xếp theo:
-
Hiện nay, về mảng văn hóa Óc eo, Bảo tàng lịch sử TP.HCM có lưu giữ nhiều hiện vật thuộc các tỉnh ĐBSCL - thể hiện trên bản đồ di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Óc eo. Trong đó nhóm hiện vật tìm thấy tại địa điểm Óc eo - Kiên Hảo - Rạch Gía (tỉnh An Giang ngày nay) chiếm số lượng nhiều nhất và gồm nhiều chất liệu nhất (vàng, bạc, gỗ, đá, đồng…)
Chi tiếtLãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (Còn gọi là Lãnh Binh Thăng, sinh 1798 là một tướng quân của triều Nguyễn thời vua Tự Đức. Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất nhượng ba tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp. Vua Tự Đức xuống chiếu dụ kêu gọi bãi binh. Không đồng tình, Trương Định vẫn ở lại Gò Công để tiếp tục kháng Pháp.
Chi tiếtBảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật của người Chăm, gồm nhiều loại hình, phong cách khác nhau, với các chất liệu như bạc, đồng, đá, gốm…. Trong chuyên đề “Cổ vật sưu tầm 10 năm đầu thế kỉ XXI” đang trưng bày tại Bảo tàng có bộ sưu tập hiện vật bằng chất liệu Bạc của người Chăm. Dưới đây tôi xin giới thiệu chiếc hộp bạc được mua vào năm 2009.
Chi tiếtNghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời của nước ta. Những sản phẩm phong phú có trình độ cao về kỹ thuật lẫn mỹ thuật còn lưu giữ được trên khắp đất nước ta đã phản ánh được trình độ, thẩm mỹ và óc sáng tạo của người thợ thủ công Việt Nam. Tại Bảo tàng Lịch sử - TP.HCM hiện lưu giữ rất nhiều hiện vật chất liệu đồng, đa dạng và phong phú về loại hình cũng như kỹ thuật chế tác, trong số đó có 5 tượng có tạo đáng chú ý.
Chi tiếtCác cổ vật thuộc sưu tập Vương Hồng Sển được nhiều giới quan tâm chú ý, nhưng có lẽ đa số quan tâm về đồ gốm, ngay cả bản thân ông cũng có viết sách đề cập tới các hiện vật gốm của mình, còn các hiện vật có chất liệu khác thì chưa thấy giới thiệu nhiều, trong đó có đồ gỗ. Hiện nay, Bảo tàng lịch sử có lưu giữ 1 chiếc tủ gỗ thuộc sưu tập này.
Chi tiếtTrong chuyên đề “Cổ vật một số nước Đông Nam Á” khai mạc từ tháng 4/2012 vừa qua tại Bảo tàng Lịch sử, nhóm hiện vật có nguồn gốc Myanmar được lựa chọn trưng bày giới thiệu lần này đáng chú ý là một số những quả cân có kích thước nhỏ, bằng đồng, hình động vật được thể hiện rất đẹp mắt. Đây là lần thứ hai, kể từ sau giải phóng (1975), nhóm hiện vật này lại được dịp xuất hiện trở lại với người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Chi tiếtTôn giáo là động lực chính cho việc phát triển kiến trúc và điêu khắc tại các vương triều Đông Nam Á, trong đó có Champa vốn chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ. Nói một cách tự nhiên thì các công trình tôn giáo là những biểu hiện cụ thể nhất cho nghệ thuật điêu khắc tại khu vực Đông Nam Á. Điêu khắc Champa có một vị trí hết sức quan trọng ở khu vực Đông Nam Á,
Chi tiếtCác đảo Java và Sumatra ở Inđônêsia từ thế kỉ thứ VI đến thế kỉ thứ VII sau công nguyên bắt đầu giao dịch thường xuyên với Ấn Độ, dẫn đến kết quả là du nhập Hindu giáo vào các đảo này và các giáo lý, kiến trúc và nhất là điêu khắc. Có thể nói đây là sự giao thoa văn hóa làm phong phú cho nền văn hóa Inđonêsia.
Chi tiếtTrung tuần tháng 04 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử - Tp. Hồ Chí Minh khai mạc chuyên đề “Cổ vật một số nước Đông Nam Á”, trong số hiện vật của 11 quốc gia thuộc khối Asean đang được trưng bày, Myanmar cũng góp phần làm nên sự phong phú về loại hình nhóm hiện vật thể hiện văn hóa Phật giáo. Chúng tôi xin giới thiệu một bức tượng người cầu nguyện khá độc đáo của Myanmar trong chuyên đề này.
Chi tiếtChuyên đề “Cổ vật một số nước Đông Nam Á” đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử - TP. Hồ Chí Minh giới thiệu những nét văn hóa của 11 quốc gia Đông Nam Á, trong đó hiện vật của Campuchia chiếm số lượng nhiều nhất. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu một hiện vật trang trí hình chim thần Garuda làm bằng chất liệu đồng.
Chi tiếtĐồ trang sức là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người từ hàng ngàn năm qua. Tuỳ vào tập quán, văn hoá và phong cách sống mà mỗi cộng đồng cư dân hình thành cho mình những loại hình trang sức rất độc đáo với nhiều chất liệu khác nhau được sử dụng. Trong đó kim loại được sử dụng khá phổ biến trong việc chế tác trang sức.
Chi tiếtTháng 7 năm 2012, ông Chống Sương Màu (một người dân Tp.Hồ Chí Minh) có tặng cho Bảo tàng Lịch sử - Tp.Hồ Chí Minh một số di vật đá gồm: 1 cuốc, 1 bôn và 1 rìu; đồng thời cung cấp thông tin về nơi phát hiện các di vật này. Nhận được thông tin, để kiểm chứng lại hiện trường, chúng tôi đã có cuộc khảo sát ở khu vực phát hiện những di vật trên.
Chi tiếtNgay từ thế kỷ 18 (1732) với Dinh Long Hồ, Vĩnh Long đã là một trong những trung tâm chính trị của chúa Nguyễn và cả thời Nguyễn sau này ở Nam Bộ. Bên cạnh một số di tích lịch sử văn hoá như Đình, Chùa, Miếu… hiện tại Vĩnh Long còn có một số quần thể lăng mộ cổ chứa đựng nhiều giá trị về kiến trúc nghệ thuật,
Chi tiếtNgay từ nửa sau thế kỷ 18, trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đề cập tới một số vấn đề về kinh tế hàng hoá – tiền tệ…ở xứ Đàng Trong. Trong đó, Ông đã ghi chép một số loại tiền vốn được lưu hành có tính chất chính thống và rộng rãi trong giai đoạn thời Chúa Nguyễn thế kỷ 17-18 như: Giáp ngân, Khê ngân, Dung ngân…
Chi tiếtTrong công tác sưu tầm bổ sung hiện vật cho những sưu tập của Bảo tàng Lịch sử - TP.HCM luôn chú trọng đến những hiện vật thuộc các nền văn hoá ở phía Nam của Việt Nam. Tháng 4/2012 Bảo tàng đã sưu tầm được một số hiện vật chất đá, thuỷ tinh, mã não, kim loại… đặc biệt trong số đó là sưu tập 10 chiếc kendi (bình có vòi) bằng đất nung.
Chi tiết