Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 9
Truy cập hôm nay: 48912
Tổng số truy cập: 2527879
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

Chuyên đề cố định

Xếp theo:
  • THỜI TIỀN SỬ (Khoảng 500.000 năm CNN – Năm 2.879 tr. CN)
    Việt Nam ở bán cầu Bắc của trái đất, nằm ngay rìa phía Đông Nam lục địa châu Á, Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia, Đông và Nam nhìn ra biển Thái Bình. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền có hình chữ S cùng với khoảng 3.000 hòn đảo và vùng đất nổi, diện tích tổng cộng 331.590km2, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa: một năm có hai mùa mưa nắng với nắng ấm quanh năm. 
    Chi tiết
    THỜI SƠ SỬ – HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC (Năm 2.879 tr. CN – Năm 179 tr. CN)
    Những tiến bộ cuối thời tiền sử và việc sử dụng kim loại đồng thau khoảng hơn 4.000 năm cách ngày nay ở Việt Nam đã đưa cư dân cổ bước vào thời đại mới: Thời sơ sử – Thời đại kim khí. Vào thời sơ sử trên đất nước đã hình thành 3 trung tâm văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là Văn hóa Đông Sơn - Hùng Vương dựng nước Văn Lang ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; Văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ; Văn hóa Đồng Nai ở Nam Bộ.  
    Chi tiết
    THỜI BẮC THUỘC - ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP DÂN TỘC (NĂM 179 tr. CN – NĂM 938)
    Năm 179 tr. CN sau khi Triệu Đà (Nam Hải - Quảng Đông, Trung Quốc) dùng kế đánh bại An Dương Vương, nhân dân Âu Lạc rơi vào ách thống trị của ngoại bang phương Bắc. Suốt hơn 1000 năm – bị ngắt quãng vì những cuộc khởi nghĩa chống đối của nhân dân Việt 
    Chi tiết
    THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ - LÝ (939 – 1.225)
    Khởi đầu kỷ nguyên độc lập, trải qua 3 triều Ngô (939 - 968), Đinh (968 - 981), Tiền Lê (981 - 1009), nhân dân Việt tiếp tục đấu tranh chống xu hướng cát cứ 12 sứ quân, bảo vệ sự thống nhất và chống quân xâm lược Tống (981), giữ vững nền độc lập.
    Chi tiết
    VĂN HÓA CỔ CHĂMPA (Từ thời Kim khí - TK XVII)
    +Văn hoá Sa Huỳnh
    Khu vực ven biển miền Trung Việt Nam từ Quảng Bình đến Bình Thuận và một phần Tây Nguyên từ lâu đã là địa bàn sinh tụ của các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo - Polynesien, trong đó người Chăm là đông nhất. 
    Chi tiết
    VĂN HÓA ÓC EO (TỪ THỜI KIM KHÍ ĐẾN TK XVII)
    * Văn hóa Đồng Nai:
    Sau thời đại đá, khu vực Nam Bộ chuyển qua thời đại kim khí với Văn hóa Đồng Nai trong đó nông nghiệp và các nghề làm gốm, đúc đồng, rèn sắt, chế tạo đồ trang sức có bước tiến mạnh mẽ. 
    
    Chi tiết
    THỜI TÂY SƠN (1771 - 1802)
            Từ giữa thế kỷ XVIII, ở cả Đàng Trong, Đàng Ngoài tô thuế ngày càng nặng nề, nạn quan lại tham nhũng, mua quan bán tước, kiêm tính đất đai kèm theo mất mùa xảy ra ngày càng nhiều khiến đời sống nhân dân sa sút nghiêm trọng, giá lúa đắt như vàng làm người dân không mua được thóc, chết đói đầy đường. 
    Chi tiết
    THỜI NGUYỄN (1802 - 1945)
            Xóa bỏ triều Tây Sơn, thống nhất một lãnh thổ rộng lớn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra triều Nguyễn, triều đại quân chủ phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.
    Chi tiết
    ĐIÊU KHẮC ĐÁ CAMPUCHIA (TK IX – XII)
      Vương quốc Campuchia, trước đây còn gọi là Cao Miên (theo âm Hán - Việt của từ "Khmer"), là một quốc gia láng giềng phía Tây Nam của Việt Nam, có nhiều quan hệ lịch sử, văn hóa với Việt Nam. 90% dân số Campuchia là người Khmer, chính là đồng bào ruột thịt của dân tộc Khmer Nam bộ Việt Nam. Trong quá trình lịch sử, nhân dân Campuchia đã hình thành một nền văn hóa mang bản sắc riêng, đậm chất tôn giáo Ấn Độ mà các di tích kiến trúc tôn giáo còn dày đặc khắp nơi trên lãnh thổ đến nỗi người ta gọi Campuchia là đất nước của chùa tháp!
    Chi tiết
    SÚNG THẦN CÔNG (TK XVIII – XIX)
    Vào thời thượng cổ, để tiêu diệt quân địch ở ngoài tầm tên nỏ, người ta đã nghĩ ra loại vũ khí tấn công từ xa mà tiêu biểu là máy bắn đá của Archimèdes (287 - 212 tr. CN) nhằm chống quân La Mã cứu thành Syracuse của Hy Lạp. Máy bắn đá chính là tiền thân của các loại súng thần công và pháo sau này. 
    Chi tiết
    TƯỢNG PHẬT CÁC NƯỚC CHÂU Á
    Đạo Phật do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập tại miền Bắc Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên. Sau khi đức Phật đắc đạo, đạo Phật đã được truyền đi khắp nơi, phát triển lên phía Bắc đến vùng núi Tây Tạng, qua miền Trung Á đến Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản với dòng Bắc tông (Đại Thừa); xuống phía Nam đến Sri Lanka, các quốc gia thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á như: Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào…với dòng Nam tông (Tiểu thừa). 
    Chi tiết
    SƯU TẬP VƯƠNG HỒNG SỂN
             Là nơi tụ hội của các di sản Việt Nam và các nước trên thế giới, từ năm 1929 - năm Bảo tàng được khánh thành - cho đến nay, đã có hàng trăm người thuộc nhiều thành phần trong xã hội tình nguyện tặng hiện vật cho Bảo tàng, 
    Chi tiết
    XÁC ƯỚP XÓM CẢI – TP. HỒ CHÍ MINH
    Cách ngày nay trên 2.500 năm, người Việt cổ đã sử dụng phổ biến hình thức xử lý xác người mới qua đời là thổ táng (đưa người chết vào quan tài gỗ và chôn trong đất). Tiêu biểu cho táng thức này là chiếc quan tài hình thuyền được tìm thấy ở khu mộ cổ Việt Khê (Hải Phòng) vào năm 1961. 
    Chi tiết
    GỐM MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
    Chế tác ra đồ gốm là một trong những phát minh lớn của loài người trong thời tiền sử. Không hẹn mà gặp, hầu như tất cả các dân tộc trên thế giới đều lần lượt làm ra được loại đồ dùng rất quan trọng này để đựng đồ ăn thức uống và sau đó từng bước cải tiến, sáng tạo thêm những loại hình mới. 
    Chi tiết
    VĂN HÓA DÂN TỘC CÁC TỈNH PHÍA NAM
    Trên đất nước Việt Nam có 54 thành phần dân tộc sinh sống xen kẽ hoặc biệt lập, tạo thành một quốc gia thống nhất đa dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ đông nhất với hơn 90% dân số, và cũng có dân tộc dân số còn ít ỏi khoảng vài ba trăm người như dân tộc Ơđu, Rơ Măm, Sila... 
    Chi tiết
    ĐỀN THỜ HÙNG VƯƠNG - Phạm Hữu Công
    Năm 1864, người Pháp cho lập vườn Bách Thảo đầu tiên ở Sài Gòn- cũng là vườn Bách Thảo đầu tiên ở Đông Dương (nay là Thảo Cầm Viên Sài Gòn).
    Chi tiết