Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 10
Truy cập hôm nay: 48979
Tổng số truy cập: 2527946
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

Trưng bày

Xếp theo:
  • NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG TRONG VĂN HÓA TRÀ PHƯƠNG ĐÔNG
    Theo tư liệu cổ, ban đầu trà được xem như một loại thuốc, sau đó trở thành một loại thức uống. Cùng với sự tiến bộ và những thay đổi của đời sống, văn hóa, xã hội; qua thời gian việc uống trà đã được nâng lên thành thưởng thức trà và đỉnh cao là phát triển thành văn hóa trà đạo.
    Chi tiết
    CỔ VẬT SƯU TẦM 40 NĂM
    Sưu tầm hiện vật hay xây dựng sưu tập là một trong những hoạt động quan trọng của các bảo tàng. Hoạt động này chính là cơ sở để định hình loại hình bảo tàng, tạo nên đặc trưng riêng biệt cho mỗi một bảo tàng. Là bảo tàng có lịch sử lâu đời ở khu vực phía Nam, ngay từ khi thành lập cho đến nay Bảo tàng Lịch sử - Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn xem trọng và có những định hướng lâu dài đối với hoạt động sưu tầm hiện vật trong suốt quá trình xây dựng, phát triển và tạo dấu ấn cho mình. 
    Chi tiết
    Cổ vật Pháp
    
                        
    Chi tiết
    Cổ vật Nhật Bản
    Nhật Bản là một quốc đảo thuộc vùng Đông Bắc Á. Trong tiến trình lịch sử trải từ thời đồ đá Jomon đến thời hiện đại Heisei người Nhật đã xây dựng nên một nền văn hóa có sắc thái riêng biệt và một nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. 
    Chi tiết
    Sưu tập Dương - Hà
    Sưu tập Dương-Hà, từ lâu đã được biết đến như là một bộ sưu tập cổ vật có thời gian xuất hiện lâu năm nhất, thời gian sưu tầm dài nhất, số lượng lớn nhất Việt Nam với gần 3.400 hiện vật, vào tháng 03 năm 2011 đã chính thức được gia đình trao tặng cho nhân dân và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Ủy ban Nhân dân TP.HCM là người đại diện.
    Chi tiết
    Cổ vật một số nước Đông Nam Á
    Khu vực phía Đông Nam châu Á gọi tắt là Đông Nam Á bao gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, diện tích hơn 4,5 triệu km2 với hơn 600 triệu cư dân thuộc hàng trăm tộc người sinh sống trong 11 quốc gia, là khu vực có nguồn gốc và bản sắc riêng, phát triển ngay từ buổi bình minh của lịch sử.  
    Chi tiết
    Cổ vật sưu tầm 10 năm đầu thế kỷ 21 (7/2011)
    Hướng tới kỷ niệm 66 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khách 2/9. Bảo tàng Lịch sử trưng bày chuyên đề “Cổ vật sưu tầm 10 năm đầu thế kỷ 21” với hơn 300 cổ vật được chọn lọc trong tổng số khoảng 10.000 cổ vật sưu tầm được; lần đầu tiên được đưa ra giới thiệu, tạo điều kiện cho khách tham quan hưởng thụ văn hóa và cảm nhận được sự quan tâm của nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy di sản. Thời gian trưng bày từ cuối tháng 7/2011 đến hết tháng 12/2011.
    
    Chi tiết
    Cổ vật Tây Sơn – Hào quang sáng mãi (10/2/2011)
    Nhân kỷ niệm 240 năm khởi nghĩa phong trào nông dân Tây Sơn (Tân Mão 1771 - Tân Mão 2011) và 222 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 – 2011), được sự cho phép của Sở VH,TT&DL TPHCM, Bảo tàng Lịch sử – TP.HCM trưng bày chuyên đề “Cổ vật Tây Sơn – Hào quang sáng mãi” tại BTLS – TP.HCM, 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP.HCM, khai mạc vào Mùng 8 Tết Âm lịch Tân Mão (Nhằm ngày 10/2/2011) kéo dài tới tháng 10/2011.
    Chi tiết
    Rồng về Thăng Long (10/2010)
    Khởi từ huyền thoại cha Rồng Lạc Long Quân và mẹ Tiên Âu Cơ sinh trăm trứng nở trăm con rồi chia  nhau lên núi xuống biển tạo lập nên nước Việt, người Việt Nam tự nhận mình thuộc dòng dõi Rồng Tiên.
    
    Chi tiết
    SƯU TẬP NGUYỄN ĐỨC TÙNG (12/4/2007)
    Năm 2006, ông Nguyễn Đức Tùng, nhà sưu tập ngụ tại Bình Dương đã nhượng lại cho Bảo tàng LSVN-Tp.HCM bộ sưu tập khá lớn gồm 2979 hiện vật các chất liệu gốm, kim loại, thủy tinh, đá quý… mà ông đã sưu tập trong gần 20 năm từ 1976 – 1994 tại các vùng Nam Cát Tiên, Bảo Lộc, Di Linh, Đà Lạt.
    Chi tiết
    THỜI TIỀN SỬ (Khoảng 500.000 năm CNN – Năm 2.879 tr. CN)
    Việt Nam ở bán cầu Bắc của trái đất, nằm ngay rìa phía Đông Nam lục địa châu Á, Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia, Đông và Nam nhìn ra biển Thái Bình. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền có hình chữ S cùng với khoảng 3.000 hòn đảo và vùng đất nổi, diện tích tổng cộng 331.590km2, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa: một năm có hai mùa mưa nắng với nắng ấm quanh năm. 
    Chi tiết
    THỜI SƠ SỬ – HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC (Năm 2.879 tr. CN – Năm 179 tr. CN)
    Những tiến bộ cuối thời tiền sử và việc sử dụng kim loại đồng thau khoảng hơn 4.000 năm cách ngày nay ở Việt Nam đã đưa cư dân cổ bước vào thời đại mới: Thời sơ sử – Thời đại kim khí. Vào thời sơ sử trên đất nước đã hình thành 3 trung tâm văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là Văn hóa Đông Sơn - Hùng Vương dựng nước Văn Lang ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; Văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ; Văn hóa Đồng Nai ở Nam Bộ.  
    Chi tiết
    THỜI BẮC THUỘC - ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP DÂN TỘC (NĂM 179 tr. CN – NĂM 938)
    Năm 179 tr. CN sau khi Triệu Đà (Nam Hải - Quảng Đông, Trung Quốc) dùng kế đánh bại An Dương Vương, nhân dân Âu Lạc rơi vào ách thống trị của ngoại bang phương Bắc. Suốt hơn 1000 năm – bị ngắt quãng vì những cuộc khởi nghĩa chống đối của nhân dân Việt 
    Chi tiết
    VĂN HÓA CỔ CHĂMPA (Từ thời Kim khí - TK XVII)
    +Văn hoá Sa Huỳnh
    Khu vực ven biển miền Trung Việt Nam từ Quảng Bình đến Bình Thuận và một phần Tây Nguyên từ lâu đã là địa bàn sinh tụ của các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo - Polynesien, trong đó người Chăm là đông nhất. 
    Chi tiết
    VĂN HÓA ÓC EO (TỪ THỜI KIM KHÍ ĐẾN TK XVII)
    * Văn hóa Đồng Nai:
    Sau thời đại đá, khu vực Nam Bộ chuyển qua thời đại kim khí với Văn hóa Đồng Nai trong đó nông nghiệp và các nghề làm gốm, đúc đồng, rèn sắt, chế tạo đồ trang sức có bước tiến mạnh mẽ. 
    
    Chi tiết
    THỜI TÂY SƠN (1771 - 1802)
            Từ giữa thế kỷ XVIII, ở cả Đàng Trong, Đàng Ngoài tô thuế ngày càng nặng nề, nạn quan lại tham nhũng, mua quan bán tước, kiêm tính đất đai kèm theo mất mùa xảy ra ngày càng nhiều khiến đời sống nhân dân sa sút nghiêm trọng, giá lúa đắt như vàng làm người dân không mua được thóc, chết đói đầy đường. 
    Chi tiết
    THỜI NGUYỄN (1802 - 1945)
            Xóa bỏ triều Tây Sơn, thống nhất một lãnh thổ rộng lớn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra triều Nguyễn, triều đại quân chủ phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.
    Chi tiết
    ĐIÊU KHẮC ĐÁ CAMPUCHIA (TK IX – XII)
      Vương quốc Campuchia, trước đây còn gọi là Cao Miên (theo âm Hán - Việt của từ "Khmer"), là một quốc gia láng giềng phía Tây Nam của Việt Nam, có nhiều quan hệ lịch sử, văn hóa với Việt Nam. 90% dân số Campuchia là người Khmer, chính là đồng bào ruột thịt của dân tộc Khmer Nam bộ Việt Nam. Trong quá trình lịch sử, nhân dân Campuchia đã hình thành một nền văn hóa mang bản sắc riêng, đậm chất tôn giáo Ấn Độ mà các di tích kiến trúc tôn giáo còn dày đặc khắp nơi trên lãnh thổ đến nỗi người ta gọi Campuchia là đất nước của chùa tháp!
    Chi tiết
    SÚNG THẦN CÔNG (TK XVIII – XIX)
    Vào thời thượng cổ, để tiêu diệt quân địch ở ngoài tầm tên nỏ, người ta đã nghĩ ra loại vũ khí tấn công từ xa mà tiêu biểu là máy bắn đá của Archimèdes (287 - 212 tr. CN) nhằm chống quân La Mã cứu thành Syracuse của Hy Lạp. Máy bắn đá chính là tiền thân của các loại súng thần công và pháo sau này. 
    Chi tiết
    TƯỢNG PHẬT CÁC NƯỚC CHÂU Á
    Đạo Phật do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập tại miền Bắc Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên. Sau khi đức Phật đắc đạo, đạo Phật đã được truyền đi khắp nơi, phát triển lên phía Bắc đến vùng núi Tây Tạng, qua miền Trung Á đến Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản với dòng Bắc tông (Đại Thừa); xuống phía Nam đến Sri Lanka, các quốc gia thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á như: Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào…với dòng Nam tông (Tiểu thừa). 
    Chi tiết