Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 7
Truy cập hôm nay: 36823
Tổng số truy cập: 1957203
 
Yahoo Messenger
donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

NHỮNG CHÓE GỐM MÓNG CÁI TRONG CHUYÊN ĐỀ “RỒNG VỀ THĂNG LONG” - Trần Thị Ngọc Lan

2012-06-13 19:29:49

Tháng 4 – 2010 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử phối hợp với các Bảo tàng trong cả nước và các nhà sưu tập tư nhân khai mạc chuyên đề “Rồng về Thăng Long” gồm 280 hiện vật với nhiều chất liệu: đất nung, gốm, gỗ, giấy, kim loại… nhằm giới thiệu đến khách tham quan về những hiện vật có hình tượng rồng được chế tác từ khắp mọi miền đất nước từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20, quy tụ về một cuộc hội ngộ lớn trong dịp mừng Thăng Long 1000 tuổi. Chúng tôi xin được giới thiệu về những chóe gốm Móng Cái của nhà sưu tập Nguyễn Phúc Bảo Ngọc và Hàn Tấn Quang đang được trưng bày tại chuyên đề này.

1. Chóe gốm của nhà sưu tập Nguyễn Phúc Bảo Ngọc

Chóe 1 (có nắp) Đường kính miệng: 18cm; Cao: 64 cm

    Gồm 2 phần: Nắp và thân chóe

a. Nắp chóe: Có cấu tạo dạng hình chiếc mũ, gồm 2 phần: Núm cầm, nắp.

    Núm cầm có dạng hình búp sen, phần nắp trang trí 4 bông hoa nhiều cánh đan xen với dải hoa văn chấm tròn

b. Thân chóe: dạng hình trứng, gồm có 2 phần (cổ và thân)

    + Cổ chóe: Cao 3cm, phần tiếp giáp giữa cổ và thân chóe có trang trí hoa văn như ở phần nắp.

    + Thân chóe: Có cấu tạo thân phình phần trên và thon dần về đáy. Đoạn từ cổ xuống phần trên của thân có đắp nổi 4 mặt của linh thú. Mặt trước của thân chóe có trang trí hình ảnh một con rồng có 5 móng, mình uốn khúc trong mây đang đối đầu, phun nước và một quả châu với một con rồng đang ẩn mình dưới dòng sóng cuộn (long hý thuỷ) và hoa văn này bao phủ cả thân chóe. Mặt sau chóe thể hiện một bức tranh phong cảnh sơn thủy rất hữu tình với một ngôi thủy đình có 2 người đang đối ẩm. Xa xa là những ngôi nhà sàn nằm nép mình bên vách núi.

    Trên thân chóe có 2 dòng chữ Hán:

 

江天帆影

寧州裕盛隆廠出品

Giang Thiên Phàm Ảnh

Ninh Châu Dụ Thạnh Long xưởng xuất phẩm

Bóng buồm trên sông

Sản phẩm của xưởng Thạnh Long xứ Ninh Châu

Chóe 2  (không có nắp) của nhà sưu tập Nguyễn Phúc Bảo Ngọc

- Đường kính miệng: 18cm; Cao: 50 cm

  Thân chóe: dạng hình trứng, gồm có 2 phần (cổ và thân)

  + Cổ chóe: có kích thước và hoa văn tương tự như chóe 1

  + Thân chóe: có cấu tạo hình dáng và hoa văn của mặt trước thể hiện như chóe 1. Mặt sau chóe thể hiện hình ảnh hai đứa bé ngồi dưới gốc tùng đang chơi trò bắt chim.

 Trên thân chóe có 2 dòng chữ Hán:

 

宇宙騰升

寧州裕盛隆廠造

Vũ Trụ Đằng Thăng

Ninh Châu Dụ Thạnh Long xưởng tạo

Bay bổng giữa trời đất

Chế tạo tại xưởng Thạnh Long xứ Ninh Châu

 Phần dưới của thân là dải hoa văn hoa nhiều cánh đan xen với hoa văn dạng hình thoi.

2. Cặp chóe gốm của nhà sưu tập Hàn Tấn Quang

    Chóe 1 (có nắp)

    - Đường kính miệng: 19cm;  Cao: 62 cm

    Gồm 2 phần: Nắp và thân choé

     a. Nắp chóe: Có cấu tạo gồm 2 phần: Núm cầm, nắp. Núm cầm có dạng hình búp sen, phần nắp trang trí 4 bông hoa nhiều cánh đan xen với dải hoa văn chấm tròn

     b. Thân chóe: dạng hình trứng, gồm có 2 phần (cổ và thân)

      + Cổ choé: cao 3cm, phần tiếp giáp giữa cổ và thân chóe có trang trí hoa văn như ở phần nắp.

      + Thân chóe: Có cấu tạo thân phình phần trên và thon dần về đáy. Phần tiếp giáp giữa cổ và thân chóe có trang trí 1/2 bông hoa nhiều cánh Đoạn từ cổ xuống phần trên của thân có đúc nổi 4 mặt của linh thú (trên đầu của linh thú có trang trí áng mây bao phủ). Mặt trước chóe thể hiện hình ảnh 2 con rồng đang tư thế đối nhau phun nước và một quả châu. Mặt sau thân là hình ảnh rồng uốn lượn trong mây phun nước và một quả châu đối nhau với cá nhảy trên sóng. Phần dưới của thân là dải hoa văn hoa nhiều cánh đan xen với hoa văn dạng hình thoi.

   Chóe 2 (có nắp)

   - Đường kính miệng: 19cm;  Cao: 62 cm

   Có cấu tạo và hoa văn thể hiện như chóe 1.

   Riêng phần dưới của thân là dải hoa văn hoa nhiều cánh đan xen với dải hoa văn chấm tròn.

   Trên thân cả chóe 1+2 có dòng chữ Hán:

 

魚龍變化

雲吞霧吐

丁丑逸幺寫

寧州裕盛隆造

 

Ngư long biến hóa

 

 Vân thôn vụ thổ

 

Đinh Sửu Dật Yêu Tả

Ninh Châu Dụ Thạnh Long Tạo”

Cá hóa rồng

Phun mù nuốt mây

Vẽ phỏng theo vào năm Đinh Sửu

Tại xưởng Thạnh Long xứ Ninh Châu

 

           

 

 Gốm Móng Cái còn được gọi là gốm Ninh Châu, hay gốm Quảng Ninh. Là một thương phẩm, dòng gốm này mang nhiều dáng dấp của một truyền thống gốm sứ Nam Trung Hoa với những đường nét hoa văn tinh tế, bút pháp tả thực, nhuần nhuyễn với nước men trắng có sắc xanh nhạt (xanh coban), đặc trưng của những sản phẩm được nung bằng lò củi. Đây là sản phẩm của những người thợ gốm Trung Quốc đang sinh sống ở Việt Nam. Các lò gốm sứ Móng Cái ra đời đã tham gia trong làng gốm sứ Việt Nam. Như vậy có thể cho rằng 2 cặp chóe gốm Móng Cái đã được giới thiệu trên đây là sản phẩm được sản xuất tại cùng một lò gốm Thạnh Long ở Ninh Châu, cặp chóe gốm của nhà sưu tập Hàn Tấn Quang (năm 1877?);  niên đại đầu thế kỷ 20 chóe gốm của nhà sưu tập Nguyễn Phúc Bảo Ngọc - là một trong những lò gốm nổi tiếng ở Quảng Ninh lúc bấy giờ đã đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước.

method man snoop dogg buy cialis or generic tadalafil