Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 9
Truy cập hôm nay: 48919
Tổng số truy cập: 2527886
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

Khảo cổ học 2012

Xếp theo:
  • MỘT KIỂU DÁNG GỐM LẠ Ở BẢO TÀNG LỊCH SỬ TP.HCM
    Hiện nay, tại Bảo tàng lịch sử TP.HCM có lưu giữ 02 chiếc bình gốm màu đen có kiểu dáng lạ mang số BTLS. 4064 và BTLS.4065 
    Chi tiết
    NHỮNG TƯỢNG RỒNG CHẤT LIỆU ĐỒNG TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ - TP.HCM
    Nghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời của nước ta. Những sản phẩm phong phú có trình độ cao về kỹ thuật lẫn mỹ thuật còn lưu giữ được trên khắp đất nước ta đã phản ánh được trình độ, thẩm mỹ và óc sáng tạo của  người thợ thủ công Việt Nam. Tại Bảo tàng Lịch sử - TP.HCM hiện lưu giữ rất nhiều hiện vật chất liệu đồng, đa dạng và phong phú  về loại hình cũng như kỹ thuật chế tác, trong số đó có 5 tượng có tạo đáng chú ý. 
    Chi tiết
    VỀ MỘT CHIẾC TỦ GỖ THỜI NGUYỄN
    Các cổ vật thuộc sưu tập Vương Hồng Sển được nhiều giới quan tâm chú ý, nhưng có lẽ đa số quan tâm về đồ gốm, ngay cả bản thân ông cũng có viết sách đề cập tới các hiện vật gốm của mình, còn các hiện vật có chất liệu khác thì chưa thấy giới thiệu nhiều, trong đó có đồ gỗ. Hiện nay, Bảo tàng lịch sử có lưu giữ 1 chiếc tủ gỗ thuộc sưu tập này. 
    Chi tiết
    ĐÔI NÉT VỀ NHỮNG QUẢ CÂN HÌNH ĐỘNG VẬT TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    Trong chuyên đề “Cổ vật một số nước Đông Nam Á” khai mạc từ tháng 4/2012 vừa qua tại Bảo tàng Lịch sử, nhóm hiện vật có nguồn gốc Myanmar được lựa chọn trưng bày giới thiệu lần này đáng chú ý là một số những quả cân có kích thước nhỏ, bằng đồng, hình động vật được thể hiện rất đẹp mắt. Đây là lần thứ hai, kể từ sau giải phóng (1975), nhóm hiện vật này lại được dịp xuất hiện trở lại với người dân thành phố Hồ Chí Minh.
    Chi tiết
    VỀ NHÓM HIỆN VẬT TÌM THẤY TẠI THANH HÓA HIỆN LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ - TP.HCM
    Hiện nay, Bảo tàng lịch sử TP.HCM có lưu giữ một số hiện vật thuộc tỉnh Thanh Hóa. Trong đó có nhóm hiện vật được đưa về Bảo tàng vào năm 2002 có xuất xứ rõ ràng được phát hiện tại một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa. Nhóm hiện vật này gồm có 11 tiêu bản có số đăng ký BTLS.21749 -> 21759:
    Chi tiết
    PHẬT NGỒI TRÊN RẮN NAGA
    Trong suốt lịch sử Campuchia, các trào lưu tôn giáo đã ảnh hưởng và in dấu sâu sắc vào nghệ thuật của Campuchia. Phong cách nghệ thuật Khmer rất độc đáo là sự kết hợp giữa tín ngưỡng duy tâm bản địa với các tôn giáo gốc Ấn Độ là đạo Hindu và đạo Phật từ chất liệu đá tới đồng.
    
    Chi tiết
    BÒ THẦN NANDIN (LIMOAW KAPIL) CỦA CHAMPA
    Tôn giáo là động lực chính cho việc phát triển kiến trúc và điêu khắc tại các vương triều Đông Nam Á, trong đó có Champa vốn chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ. Nói một cách tự nhiên thì các công trình tôn giáo là những biểu hiện cụ thể nhất cho nghệ thuật điêu khắc tại khu vực Đông Nam Á. Điêu khắc Champa có một vị trí hết sức quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, 
    Chi tiết
    TƯỢNG THẦN SHIVA CỦA INĐÔNÊSIA
    Các đảo Java và Sumatra ở Inđônêsia từ thế kỉ thứ VI đến thế kỉ thứ VII sau công nguyên bắt đầu giao dịch thường xuyên với Ấn Độ, dẫn đến kết quả là du nhập Hindu giáo vào các đảo này và các giáo lý, kiến trúc và nhất là điêu khắc. Có thể nói đây là sự giao thoa văn hóa làm phong phú cho nền văn hóa Inđonêsia. 
    Chi tiết
    TƯỢNG NGƯỜI CẦU NGUYỆN CỦA MYANMAR TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ - TP. HỒ CHÍ MINH
    Trung tuần tháng 04 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử - Tp. Hồ Chí Minh khai mạc chuyên đề “Cổ vật một số nước Đông Nam Á”, trong số hiện vật của 11 quốc gia thuộc khối Asean đang được trưng bày, Myanmar cũng góp phần làm nên sự phong phú về loại hình nhóm hiện vật thể hiện văn hóa Phật giáo. Chúng tôi xin giới thiệu một bức tượng người cầu nguyện khá độc đáo của Myanmar trong chuyên đề này.
    Chi tiết
    Về một hiện vật hình chim thần Garuda tại Bảo tàng Lịch sử - TP. Hồ Chí Minh
    Chuyên đề “Cổ vật một số nước Đông Nam Á” đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử - TP. Hồ Chí Minh giới thiệu những nét văn hóa của 11 quốc gia Đông Nam Á, trong đó hiện vật của Campuchia chiếm số lượng nhiều nhất. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu một hiện vật trang trí hình chim thần Garuda làm bằng chất liệu đồng.
    Chi tiết
    VỀ MỘT CHIẾC MIỆN BẰNG VÀNG CỦA BẢO TÀNG CHU LAI
    Đồ trang sức là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người từ hàng ngàn năm qua. Tuỳ vào tập quán, văn hoá và phong cách sống mà mỗi cộng đồng cư dân hình thành cho mình những loại hình trang sức rất độc đáo với nhiều chất liệu khác nhau được sử dụng. Trong đó kim loại được sử dụng khá phổ biến trong việc chế tác trang sức. 
    Chi tiết
    ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI CÓ MỘT CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT
    Cổ vật là hồn thiêng sông núi, là nguyên khí quốc gia của thời xa xưa còn lưu lại, là chứng tích của các thời kỳ oanh liệt đã qua. Cổ vật mang trong mình giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị kỹ thuật, mỹ thuật, giá trị khoa học, giá trị tộc người và các giá trị phi vật thể khác. Với các giá trị đó, cổ vật mang lại cho người lưu giữ nó nhiều lợi ích to lớn từ lợi ích tinh thần đến lợi ích kinh tế. 
    Chi tiết
    KHẢO SÁT ĐỊA ĐIỂM KHẢO CỔ HỌC SÔNG XOÀI 2 (XÃ SÔNG XOÀI, HUYỆN TÂN THÀNH - BÀ RỊA – VŨNG TÀU)
    Tháng 7 năm 2012, ông Chống Sương Màu (một người dân Tp.Hồ Chí Minh) có tặng cho Bảo tàng Lịch sử - Tp.Hồ Chí Minh một số di vật đá gồm: 1 cuốc, 1 bôn và 1 rìu; đồng thời cung cấp thông tin về nơi phát hiện các di vật này. Nhận được thông tin, để kiểm chứng lại hiện trường, chúng tôi đã có cuộc khảo sát ở khu vực phát hiện những di vật trên.
    Chi tiết
    LĂNG THỐNG CHẾ ĐIỀU BÁT NGUYỄN VĂN TỒN (Xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long)
    Ngay từ thế kỷ 18 (1732) với Dinh Long Hồ, Vĩnh Long đã là một trong những trung tâm chính trị của chúa Nguyễn và cả thời Nguyễn sau này ở Nam Bộ. Bên cạnh một số di tích lịch sử văn hoá như Đình, Chùa, Miếu… hiện tại Vĩnh Long còn có một số quần thể lăng mộ cổ chứa đựng nhiều giá trị về kiến trúc nghệ thuật, 
    Chi tiết
    LINGA – YONI VĂN HOÁ CHAMPA TRONG SƯU TẬP HIỆN VẬT CỦA BẢO TÀNG CHU LAI
    Trong sưu tập hiện vật của bảo tàng Chu Lai có 3 di vật văn hoá Champa thuộc loại hình ngẫu tượng Linga – Yoni rất đáng chú ý. Căn cứ vào kiểu dáng, chất liệu chúng tôi chia ra làm 2 loại hình: Linga – Yoni và Kosa linga.
    Chi tiết
    NHẬN ĐỊNH VỀ GIÁP NGÂN, KHÊ NGÂN, DUNG NGÂN TRONG PHỦ BIÊN TẠP LỤC QUA DI VẬT KHẢO CỔ TRONG LĂNG THOẠI NGỌC HẦU
    Ngay từ nửa sau thế kỷ 18, trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đề cập tới một số vấn đề về kinh tế hàng hoá – tiền tệ…ở xứ Đàng Trong. Trong đó, Ông đã ghi chép một số loại tiền vốn được lưu hành có tính chất chính thống và rộng rãi trong giai đoạn thời Chúa Nguyễn thế kỷ 17-18 như: Giáp ngân, Khê ngân, Dung ngân…
    Chi tiết
    SƯU TẬP KENDI MỚI SƯU TẦM CỦA BẢO TÀNG LỊCH SỬ - TP.HCM
    Trong công tác sưu tầm bổ sung hiện vật cho những sưu tập của Bảo tàng Lịch sử - TP.HCM luôn chú trọng đến những hiện vật thuộc các nền văn hoá ở phía Nam của Việt Nam. Tháng 4/2012 Bảo tàng đã sưu tầm được một số hiện vật chất đá, thuỷ tinh, mã não, kim loại… đặc biệt trong số đó là sưu tập 10 chiếc kendi (bình có vòi) bằng đất nung.
    Chi tiết
    CHIẾC ĐỈNH ĐỒNG THỜI NGUYỄN BẢO TÀNG LỊCH SỬ
    Tháng 5 năm 2012, Bảo tàng Lịch sử - Tp.Hồ Chí Minh sưu tầm được một đỉnh đồng có hình dáng, hoa văn, minh văn chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử văn hoá.
    Chi tiết
    CÓ HAY KHÔNG THẺ BÀI BẰNG ĐỒNG THỜI ĐẦU NGUYỄN (1802-1858) DÙNG CHO NGƯỜI ?
    Thẻ bài là một loại biển hiệu nhỏ dùng để đeo với mục đích cho người xem nhận biết thân phận của người hoặc vật sử dụng nó. Có những thẻ bài chỉ dùng trong việc nhận dạng nhưng cũng có những thẻ bài mang uy quyền có thể sai khiến người khác. Thấy được tầm quan trọng của thẻ bài, triều Nguyễn đã cho làm nhiều loại thẻ bài bằng nhiều chất liệu khác nhau như ngà, sừng, vàng, bạc, đồng…
    Chi tiết
    VỀ CHỦ NHÂN CHIẾC MÃO VÀNG TÌM THẤY TRONG LĂNG MỘ “THIÊN VƯƠNG THỐNG CHẾ” (TÂN PHONG – BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI)
    Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử - Thành phố Hồ Chí Minh đang lưu giữ 01 hồ sơ hiện vật là những bộ phận, chi tiết của chiếc mão chôn làm đồ tuỳ táng, được tìm thấy trong quá trình khai quật lăng mộ một vị quan triều Nguyễn ở xã Tân Phong, Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, phát hiện vào tháng 9 năm 1962. Hồ sơ mang ký hiệu BTLS1574.
    Chi tiết