Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 10
Truy cập hôm nay: 48926
Tổng số truy cập: 2527893
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

Lịch sử Việt Nam

Xếp theo:
  • THỜI TIỀN SỬ (Khoảng 500.000 năm CNN – Năm 2.879 tr. CN)
    Việt Nam ở bán cầu Bắc của trái đất, nằm ngay rìa phía Đông Nam lục địa châu Á, Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia, Đông và Nam nhìn ra biển Thái Bình. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền có hình chữ S cùng với khoảng 3.000 hòn đảo và vùng đất nổi, diện tích tổng cộng 331.590km2, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa: một năm có hai mùa mưa nắng với nắng ấm quanh năm. 
    Chi tiết
    THỜI SƠ SỬ – HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC (Năm 2.879 tr. CN – Năm 179 tr. CN)
    Những tiến bộ cuối thời tiền sử và việc sử dụng kim loại đồng thau khoảng hơn 4.000 năm cách ngày nay ở Việt Nam đã đưa cư dân cổ bước vào thời đại mới: Thời sơ sử – Thời đại kim khí. Vào thời sơ sử trên đất nước đã hình thành 3 trung tâm văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là Văn hóa Đông Sơn - Hùng Vương dựng nước Văn Lang ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; Văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ; Văn hóa Đồng Nai ở Nam Bộ.  
    Chi tiết
    THỜI BẮC THUỘC - ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP DÂN TỘC (NĂM 179 tr. CN – NĂM 938)
    Năm 179 tr. CN sau khi Triệu Đà (Nam Hải - Quảng Đông, Trung Quốc) dùng kế đánh bại An Dương Vương, nhân dân Âu Lạc rơi vào ách thống trị của ngoại bang phương Bắc. Suốt hơn 1000 năm – bị ngắt quãng vì những cuộc khởi nghĩa chống đối của nhân dân Việt 
    Chi tiết
    THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ - LÝ (939 – 1.225)
    Khởi đầu kỷ nguyên độc lập, trải qua 3 triều Ngô (939 - 968), Đinh (968 - 981), Tiền Lê (981 - 1009), nhân dân Việt tiếp tục đấu tranh chống xu hướng cát cứ 12 sứ quân, bảo vệ sự thống nhất và chống quân xâm lược Tống (981), giữ vững nền độc lập.
    Chi tiết
    THỜI TRẦN - HỒ (1226 - 1407).
    Đầu năm 1226, sau những mưu kế sắp đặt của Trần Thủ Độ, nữ vương Lý Chiêu Hoàng (8 tuổi) nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (cùng 8 tuổi). Triều Lý chấm dứt, triều Trần ra đời.
    Chi tiết
    VĂN HÓA CỔ CHĂMPA (Từ thời Kim khí - TK XVII)
    +Văn hoá Sa Huỳnh
    Khu vực ven biển miền Trung Việt Nam từ Quảng Bình đến Bình Thuận và một phần Tây Nguyên từ lâu đã là địa bàn sinh tụ của các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo - Polynesien, trong đó người Chăm là đông nhất. 
    Chi tiết
    VĂN HÓA ÓC EO (TỪ THỜI KIM KHÍ ĐẾN TK XVII)
    * Văn hóa Đồng Nai:
    Sau thời đại đá, khu vực Nam Bộ chuyển qua thời đại kim khí với Văn hóa Đồng Nai trong đó nông nghiệp và các nghề làm gốm, đúc đồng, rèn sắt, chế tạo đồ trang sức có bước tiến mạnh mẽ. 
    
    Chi tiết
    THỜI LÊ SƠ - MẠC - LÊ TRỊNH & CHÚA NGUYỄN (1428 - 1788)
            Sau khi Hồ Quý Ly lật đổ triều Trần và thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1407), nước Đại Việt rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
     Tuy nhiên, sức mạnh Đại Việt đã được chứng minh bằng sự bùng nổ liên tiếp các cuộc khởi nghiã chống quân xâm lược, trong đó khởi nghiã Lam Sơn (1418 -1427) do Lê Lợi lãnh đạo đã trở thành lá cờ đầu, đánh bại quân Minh, giành lại chủ quyền dân tộc.
    
    Chi tiết
    THỜI TÂY SƠN (1771 - 1802)
            Từ giữa thế kỷ XVIII, ở cả Đàng Trong, Đàng Ngoài tô thuế ngày càng nặng nề, nạn quan lại tham nhũng, mua quan bán tước, kiêm tính đất đai kèm theo mất mùa xảy ra ngày càng nhiều khiến đời sống nhân dân sa sút nghiêm trọng, giá lúa đắt như vàng làm người dân không mua được thóc, chết đói đầy đường. 
    Chi tiết
    THỜI NGUYỄN (1802 - 1945)
            Xóa bỏ triều Tây Sơn, thống nhất một lãnh thổ rộng lớn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra triều Nguyễn, triều đại quân chủ phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.
    Chi tiết