Bài viết
Xếp theo:
-
Trong chu trình vận hành của một Bảo tàng, công tác bảo quản hiện vật có vai trò vô cùng quang trọng, bởi vì đây là một trong những công tác nghiệp vụ Bảo tàng. Công tác bảo quản nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ trạng thái nguyên gốc và kéo dài tuổ thọ của hiện vật cũng như khả năng đáp ứng trưng bày để giới thiệu đến khách tham quan Bảo tàng.
Chi tiếtNgày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, vấn đề toàn cầu hóa, xã hội hóa, luôn là vấn đề được đặt ra hàng đầu. Vì vậy việc xã hội hóa hoạt động Bảo tàng cũng đã và đang hoạt động rất tích cực tại BTLSVN-TP.HCM nhằm giới thiệu đến công chúng tại các vùng sâu, vùng xa hiểu được lịch sử truyền thống và những giá trị văn hóa của dân tộc, bên cạnh đó góp phần vào công tác giáo dục cho thanh thiếu niên hiện nay. Do vậy, việc vận chuyển những hiện vật để đưa đến những nơi xa xôi ấy thì vấn đề đóng gói hiện vật là hết sức cần thiết và quan trọng.
Chi tiếtNăm 2006, nhân kỷ niệm 31 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Tp. Hồ Chí Minh kết hợp với một số nhà sưu tập tại Thành phố(1) trưng bày chuyên đề “Cổ vật gỗ thời Nguyễn”. Chuyên đề này được trưng bày tại một phòng trang trọng, cách trưng bày khá ấn tượng, đảm bảo về nội dung cũng như hình thức và đặc biệt, các hiện vật ở đây rất phù hợp với cảnh quan, kiến trúc và không gian của ngôi nhà, tạo nên hiệu quả cao.
Chi tiếtTôi mừng Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP. Hồ Chí Minh, 30 tuổi kể từ ngày 23 tháng 08 năm 1979, ngày mà UBND TP.HCM ra quyết định với tên gọi như hiện nay sau khi được Bộ Văn hóa bàn giao Bảo tàng này cho Thành phố. Thực ra Bảo tàng này đã có bề dày lịch sử đáng kể: 82 năm, nếu tính từ ngày 24 tháng 11 năm 1927. Đó là ngày thành lập với tên là Bảo tàng Nam Kỳ, sau đó đổi tên là Bảo tàng Blanchard de la Brosse, tên của viên thống đốc Nam Kỳ đã ký nghị định thành lập Bảo tàng.
Chi tiếtHòa cùng không khí kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM phối hợp với các Bảo tàng và các nhà sưu tập tư nhân trong cả nước trưng bày chuyên đề “Rồng về Thăng Long”. Đây là chuyên đề tập hợp những hiện vật có hoa văn rồng qua các thời kỳ lịch sử, của mọi miền đất nước, với nhiều chất liệu khác nhau từ đất nung, gốm, sứ, kim loại đến những hiện vật chất liệu vải, đá, gỗ…
Chi tiếtXã hội hóa hoạt động bảo tàng là một việc làm rất cần thiết và hữu ích trong giai đoạn xã hội đang không ngừng phát triển. Nhà nước và nhân dân cùng đảm trách vai trò bảo tồn và quảng bá văn hóa Việt Nam đến với công chúng. Bảo tàng Lịch sử đã có nhiều cuộc trưng bày lớn phối hợp với các nhà sưu tập tư nhân nhằm phát huy tối đa mục đích đó.
Chi tiếtTháng 4 – 2010 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử phối hợp với các Bảo tàng trong cả nước và các nhà sưu tập tư nhân khai mạc chuyên đề “Rồng về Thăng Long” gồm 280 hiện vật với nhiều chất liệu: đất nung, gốm, gỗ, giấy, kim loại… nhằm giới thiệu đến khách tham quan về những hiện vật có hình tượng rồng được chế tác từ khắp mọi miền đất nước từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20, quy tụ về một cuộc hội ngộ lớn trong dịp mừng Thăng Long 1000 tuổi. Chúng tôi xin được giới thiệu về những chóe gốm Móng Cái của nhà sưu tập Nguyễn Phúc Bảo Ngọc và Hàn Tấn Quang đang được trưng bày tại chuyên đề này.
Chi tiếtChân đèn là một vật dụng rất cần thiết trong đời sống sinh hoạt. Nó không chỉ giúp ích cho những sinh hoạt về ban đêm mà chân đèn còn là một vật trang trí trong ngôi nhà. Những chân đèn có kích thước lớn luôn được đặt ở những vị trí trang trọng trong phòng khách của gia đình. Trong chuyên đề “Rồng về Thăng Long” đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử - TP.HCM đồ dùng trong sinh hoạt chiếm một số lượng đáng kể, trong đó có những chiếc chân đèn có kích thước lớn bằng các chất liệu đồng, gốm. Bài viết này giới thiệu một chiếc chân đèn thời Mạc của sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Dòng đang trưng bày trong chuyên đề này.
Chi tiếtTrong những hiện vật của nhà sưu tập Nguyễn Trọng Cơ đang được trưng bày trong chuyên đề “Rồng Về Thăng Long” tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM gồm 11 hiện vật thuộc các chất liệu và nguồn gốc khác nhau. Chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về một hiện vật khá độc đáo trong bộ sưu tập này đó là: Chiếc choé gốm Gò Sành lạ hiện đang có mặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM.
Chi tiếtKỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là sự kiện trọng đại trong lịch sử nước nhà, hòa chung không khí của cả nước và để thể hiện tình cảm, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử - văn hóa của dân tộc tại Bảo tàng Lịch sử phối hợp với các Bảo tàng trong cả nước và các nhà sưu tập tư nhân trưng bày một chuyên đề lớn mang tên “Rồng về Thăng Long”. Chuyên đề này trưng bày rất nhiều hiện vật quý trong đó có một chiếc mâm đồng tương đối đặc sắc của nhà sưu tập Hàn Tấn Quang.
Chi tiếtVài năm lại đây, trên thị trường cổ vật tại TP.HCM, trong sưu tập cổ vật của một số tư nhân cũng như trong Bảo tàng một vài tỉnh ở Nam Bộ và Nam Tây Nguyên có sự hiện diện một loại hình cổ vật khá đặc biệt. Đó là những chiếc tẩu thuốc cổ được làm bằng đồng thau hoặc bằng đất nung. Hình dáng của chúng khá giống nhau gồm ba bộ phận hợp thành, một là bầu tẩu, một là ống tẩu và một là canh tẩu. Bầu tẩu và ống tẩu được đúc hoặc nặn liền một khối.
Chi tiếtNhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, vào tháng 4/2010, Bảo tàng Lịch sử - TP.HCM phối hợp các nhà sưu tập tư nhân và một số Bảo tàng trong và ngoài thành phố tổ chức cuộc trưng bày chuyên đề “Rồng về Thăng Long” với hơn 280 hiện vật đa dạng về loại hình và phong phú về chất liệu có trang trí nhiều kiểu dáng và tư thế rồng khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là tòa cửu long của nhà sưu tập Nguyễn Thị Tú Anh (Thành phố Hồ Chí Minh).
Chi tiết