Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 16
Truy cập hôm nay: 73543
Tổng số truy cập: 3306058
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

GỐM NHẬT BẢN THUỘC SƯU TẬP NGUYỄN ĐỨC TÙNG - Trần Thị Ngọc Lan

2012-06-13 11:50:40

Ngày 12 tháng 4 năm 2007 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh khai mạc trưng bày chuyên đề “Sưu tập Nguyễn Đức Tùng”. Trong toàn bộ sưu tập, bên cạnh những hiện vật như kim loại, thủy tinh, đá quý thì đồ gốm cũng chiếm một phần (1926/2797) hiện vật.

Trong bài viết này chúng tôi xin được đề cập đến nhóm hiện vật gốm Nhật Bản. Tuy số lượng khá khiêm tốn gồm 49 hiện vật chiếm 1,7% trong tổng số hiện vật và loại hình không được phong phú như những sưu tập gốm có nguồn gốc từ các quốc gia khác trong bộ sưu tập Nguyễn Đức Tùng nhưng đây cũng là những hiện vật ít được tìm thấy ở Việt Nam. Gốm Nhật Bản trong sưu tập Nguyễn Đức Tùng có 3 loại hình là Bát, Đĩa và Hũ.
    *Kích thước:
    Loại hình Bát :
    - Chiều cao : Từ 4cm đến 7,3cm
    - Đường kính miệng: Từ 8,6cm đến 14,3cm
    Loại hình Đĩa :
    - Chiều cao: Từ 4,8cm đến 6,6cm
    - Đường kính miệng: Từ 15,4cm đến 20cm
    * Màu men: Hai loại hình trên có màu men xanh trắng.
    * Tình trạng hiện vật: Một số còn nguyên vẹn; một số bị nứt thân, mẻ miệng, mẻ đế, tróc men.
    * Hoa văn trang trí  thường được thể hiện ở bên trong và bên ngoài hiện vật, hoa văn thường được thể hiện là : động vật (rồng mây, rồng đất, chim phượng, chim hạc, cá, sen vịt); hoa lá quả (hoa mẫu đơn, quả đào); phong cảnh sơn thủy (núi Phú Sĩ ẩn mây); người đội mũ cánh chuồn kiểu Nhật Bản cưỡi hạc, võ sĩ Samurai cưỡi ngựa… Quanh vành miệng bên trong một số bát có trang trí dải hoa văn hình học hay đường viền đơn hoặc đôi …Đáy sản phẩm có dấu vuông.
     Loại hình Hũ  :(2 hiện vật): men màu, cổ thấp, vành miệng loe, thân phình. Hoa văn vẽ phong cảnh sơn thủy nhưng đã bị tróc một số chỗ.
    - Chiều cao : 10cm
    - Đường kính miệng : 3cm
      Vài nhận xét :
Lịch sử gốm Nhật Bản đã hình thành từ rất lâu khoảng 10.000 năm cách ngày nay, thế nhưng, sự phát triển của gốm Nhật có thể nói từ TK 16 – TK 18 khi những thợ gốm Nhật Bản sang Trung Quốc học nghề để về phục vụ cho đất nước. Thời kỳ này đã hình thành trung tâm gốm nổi tiếng như Hizen, Imari (Nhật Bản). Cơ hội cho sự phát triển  gốm Nhật Bản là do cuộc chiến tranh giữa hai triều đại Minh và Thanh (Trung Quốc), các lò gốm của Trung Quốc có thời gian bị tàn phá, sức sản xuất suy giảm. khi ấy, các thương gia Nhật Bản và công ty Đông An – Hà Lan đã nhanh chóng chuyển sang tìm thị trường Nhật Bản để đặt gốm Hizen xuất khẩu sang các nước, chính mối quan hệ thông thương này đã tạo điều kiện cho gốm Nhật phát triển. Với kỹ thuật tạo dáng đạt trình độ tinh xảo, mặt hàng này có thể thay thế gốm Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường từ đông sang tây.
 Những hiện vật gốm Nhật Bản thuộc sưu tập Nguyễn Đức Tùng có những đặc điểm đặc trưng cho gốm sứ của đất nước này như sản phẩm xương gốm mịn và đặc biệt họa tiết, nét vẽ giản lược không cầu kỳ, đề tài trang trí đậm nét phong cách cổ truyền Nhật Bản như: ngọn núi Phú Sĩ, võ sĩ đạo. Còn về màu men chủ yếu là xanh cobal, quan sát kỹ, chúng tôi nhận thấy dưới đáy, bên trong lòng một số sản phẩm  lớp men phủ lên hoa văn đã bị rạn. Phải chăng đây là một trong những bí quyết của kỹ thuật sản xuất của các lò gốm Nhật Bản?
Dựa vào hình dáng và nghệ thuật trang trí, có thể cho rằng đây là đồ gốm được dùng cho gia dụng, xuất khẩu hay trao đổi. Những hiện vật thuộc loại hình bát và đĩa có niên đại từ TK 16  đến TK 18. Còn loại hình hũ có niên đại nửa TK 17 và được sản xuất tại lò Arita (Nhật Bản).
    Việc tìm thấy những cổ vật gốm Nhật Bản thuộc sưu tập Nguyễn Đức Tùng ở vùng Nam Tây Nguyên chưng tỏ rằng nơi đây là một trong những điểm dừng chân của các thương gia, thể hiện mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước lân cận lúc bấy giờ. Những hiện vật thuộc sưu tập Nguyễn Đức Tùng nói chung cũng như những hiện vật gốm Nhật Bản nói riêng được công chúng thưởng lãm, là nguồn tư liệu khảo cổ có giá trị trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử – văn hóa vùng Nam Tây Nguyên.