Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 1
Truy cập hôm nay: 1735
Tháng: 1977
Tổng số truy cập: 1045772
 
Đặt quảng cáo

 

Khảo cổ học

Xếp theo:
  • 3 MÂM ĐỒNG MỚI SƯU TẬP CỦA BẢO TÀNG LỊCH SỬ - Nguyễn Thị Nguyệt
    Vào tháng 6 năm 2010 Bảo tàng Lịch sử đã tiếp nhận sưu tập 3 mâm đồng để bổ sung cho những sưu tập hiện có của Bảo tàng. 3 mâm đồng hoa văn trang trí có cùng phong cách nhưng kích thước khác nhau.
    Chi tiết
    BỔ SUNG THÊM TƯ LIỆU VỀ NHỮNG DỌI XE CHỈ TRONG VĂN HOÁ ÓC EO - Nguyễn Việt Trung
     Louis.Malleret là người đầu tiên phát hiện và giới thiệu về 27 di vật dọi xe chỉ trong văn hoá Óc Eo trong những năm 40 của thế kỷ XX, khi ông tiến hành khai quật và sưu tầm di vật văn hoá Óc Eo ở Đồng bằng sông Cửu Long. 
    Chi tiết
    BỘ SƯU TẬP CHOÉ GỐM LÁI THIÊU MỚI SƯU TẦM CỦA BẢO TÀNG LỊCH SỬ - TP.HCM - Nguyễn Thị Nguyệt
    Bộ sưu tập gồm 53 chiếc choé có kích thước lớn do một sưu tập tư nhân tại Đà Lạt bán cho Bảo tàng vào năm 2009. Những choé trong bộ sưu tập đa dạng về kiểu dáng, phong phú về màu men và hoa văn trang trí. Trong giới hạn của bài viết chỉ xin giới thiệu 4 chiếc choé gốm Lái Thiêu hiện đang được trưng bày trong chuyên đề “Cổ vật sưu tầm 10 năm đầu thế kỷ 21” tại Bảo tàng.
    Chi tiết
    BỘ ĐỒ ĂN GỐM MEN XANH TRẮNG DO PHÁP SẢN XUÂT TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ– TP. HỒ CHÍ MINH - Philippe Trương, Trần Thị Thanh Đào, Nguyễn Khắc Xuân Thi
    Bảo tàng Lịch sử - TP. Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ một số  hiện vật gốm có xuất xứ từ nước Cộng hòa Pháp. Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu bộ đồ ăn gốm men xanh trắng gồm 26 món như sau:
    Chi tiết
    CHIẾC BÌNH GỐM HÌNH VOI CỦA THÁI LAN - Ngô Hữu Đức, Phạm Ngọc Uyên
    Chuyên đề mới - “Cổ vật sưu tầm 10 năm đầu thế kỷ XXI”, với hơn 300 hiện vật đủ chất liệu, loại hình và xuất xứ từ nhiều quốc gia chưa từng được triễn lãm tại Bảo tàng Lịch sử - Thành phố Hồ Chí Minh (BTLS - Tp.HCM) được giới thiệu từ giữa tháng 7 năm 2011 vừa qua, đã thu hút đông đảo sự quan tâm chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân. 
    Chi tiết
    CHIẾC CHOÉ GÒ SÀNH LẠ TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ - Tô Kim Ngân
    Trong những hiện vật của nhà sưu tập Nguyễn Trọng Cơ đang được trưng bày trong chuyên đề “Rồng Về Thăng Long” tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM gồm 11 hiện vật thuộc các chất liệu và nguồn gốc khác nhau. Chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về một hiện vật khá độc đáo trong bộ sưu tập này đó là: Chiếc choé  gốm Gò Sành lạ hiện đang có mặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM.
    Chi tiết
    CHIẾC HỘP ĐỰNG SẮC PHONG BẰNG ĐỒNG - Lê Thanh Bình
    Hoà trong không khí cả nước hướng tới đại lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng long. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Tp. HCM đã phối hợp với các đơn vị Bảo tàng bạn và các nhà sưu tập tư nhân thực hiện trưng bày chuyên đề “Rồng về Thăng long” chuyên đề đã thu hút được 280 hiện vật với các đề tài hoa văn có rồng từ khắp mọi miền đất nước đổ về hội tụ. 
    Chi tiết
    CHIẾC KHÁNH ĐỒNG THỜI TÂY SƠN - Nguyễn Thị Nguyệt[1] Nguyễn Tâm Hữu[2]
    Vương triều Tây Sơn được thành lập sau cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Tuy chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng vương triều Tây Sơn đã để lại một dấu son trong lịch sử Việt Nam và một khối di sản vật chất và tinh thần phong phú. 
    Chi tiết
    Chiếc Lư hương bằng đồng xã Vân Chàng - Đỗ Như Kiếm
    Từ xưa, ở Việt Nam nghề đúc đồng và sử dụng đồ dùng bằng đồng đóng một vai trò thiết yếu trong văn hoá của người Việt, chúng chiếm một vị trí quan trọng với đời sống tâm linh cũng như cuộc sống hàng ngày của mọi người dân, họ nâng niu như giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Những hiện vật lưu tryền, sử dụng rộng rãi trong dân gian chứa đựng các giá trị về nhiều mặt lịch sử, mỹ thuật, tôn giáo. Chiếc Lư hương bằng đồng của nhà sưu tập Nguyễn Hữu Triết là một hiện vật đặc sắc rất đáng được các nhà khoa học nghiên cứu làm phong phú hơn nguồn tư liệu để phát huy giá trị di sản đó.
    Chi tiết
    CHIẾC MÂM ĐỒNG SONG HỶ CỦA NHÀ SƯU TẬP HÀN TẤN QUANG - Phạm Thị Phương Thảo
    Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là sự kiện trọng đại trong lịch sử nước nhà, hòa chung không khí của cả nước và để thể hiện tình cảm, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử - văn hóa của dân tộc tại Bảo tàng Lịch sử phối hợp với các Bảo tàng trong cả nước và các nhà sưu tập tư nhân trưng bày một chuyên đề lớn mang tên “Rồng về Thăng Long”. Chuyên đề này trưng bày rất nhiều hiện vật quý trong đó có một chiếc mâm đồng tương đối đặc sắc của nhà sưu tập Hàn Tấn Quang. 
    Chi tiết
    CHIẾC ĐĨA ĐÈN - Lê Thanh Bình
    Trong những năm qua, Bảo tàng Lịch sử - Tp.HCM đã không ngừng nâng cao chất và lượng trong công tác sưu tầm, kết quả mang lại cho Bảo tàng nhiều cổ vật có giá trị, tạo cho bộ sưu tập hiện vật của Bảo tàng ngày càng trở nên phong phú. Nổi bật trong số hàng ngàn hiện vật đã được sưu tầm phải kể đến chiếc đĩa đèn bằng đồng. Hiện vật có chiều cao 12cm, đường kính miệng 10,5cm, được cấu tạo gồm bốn phần thân, đế, tay cầm và chân đèn.
    Chi tiết
    CẶP LU GỐM TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ - TP. HỒ CHÍ MINH - Nguyễn Khắc Xuân Thi, Phạm Ngọc Uyên
    Bảo tàng Lịch sử - TP. Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ một cặp lu gốm đất nung ký hiệu BTLS.28694 và BTLS.28695 được tiếp nhận từ Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.
    Chi tiết
    DVARAVATI: VƯƠNG QUỐC, NHÀ NƯỚC HAY CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN THÀNH THỊ - Bùi Phát Diệm
     Huyền Trang, một nhà sư Trung Quốc cho biết rằng vương quốc T’o-lo-po-ti, tọa lạc giữa Burma và Cambodia vào TK XII là vương quốc Dvaravati, tọa lạc ở Thái Lan ngày nay. Người ta nghi ngờ tên của vương quốc này đến từ ngôn ngữ Sanskrit. Năm 1904, Paul Pelliot cũng chấp nhận quan niệm này và đề cập đến cư dân của vương quốc Dvaravati có lẽ là Mon hay Khơ me. Tuy nhiên, những từ “vương quốc Dvaravati” còn chưa rõ nghĩa. Song, nhiều bằng chứng liên quan đến sự tồn tại Phật giáo ở phần phía Nam của thung lũng sông Caho Phraya đã được tìm thấy.
    Chi tiết
    GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ HIỆN VẬT GỐM BẢO LÔ - Nguyễn Văn Quốc
    Tháng 4 năm 2010, Bảo tàng Lịch sử - TPHCM tổ chức trưng bày chuyên đề “Rồng về Thăng Long” chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chuyên đề này giới thiệu hơn 280 hiện vật gồm nhiều chất liệu mang hình rồng của nhiều đơn vị Bảo tàng và của các nhà sưu tập tư nhân phối hợp. Trong số hiện vật của nhà sưu tập Nguyễn Trọng Cơ có một chậu gốm, thuộc dòng gốm Biên Hòa, với men nhiều màu: xanh lục, xanh dương, vàng, đỏ, trắng và đen. 
    Chi tiết
    GỐM GÒ SÀNH TRONG SƯU TẬP NGUYỄN ĐỨC TÙNG - Phí Ngọc Tuyến
    Trong bộ sưu tập hiện vật do ông Nguyễn Đức Tùng (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nhượng lại cho Bảo tàng Lịch sử – TP.HCM có gần 3000 hiện vật thuộc các chất liệu và nguồn gốc khác nhau. Chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về một phần khá độc đáo trong bộ sưu tập này: Gốm Gò Sành.
    Chi tiết
    GỐM NHẬT BẢN THUỘC SƯU TẬP NGUYỄN ĐỨC TÙNG - Trần Thị Ngọc Lan
    Ngày 12 tháng 4 năm 2007 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh khai mạc trưng bày chuyên đề “Sưu tập Nguyễn Đức Tùng”. Trong toàn bộ sưu tập, bên cạnh những hiện vật như kim loại, thủy tinh, đá quý thì đồ gốm cũng chiếm một phần (1926/2797) hiện vật.
    Chi tiết
    GỐM SÀI GÒN VÀ GỐM CHỢ LỚN - TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG
    Vào thế kỷ trước, mặc dù dân số Việt và Hoa ở vùng Đồng Nai – Gia Định khá đông nhưng giai đoạn khai thác nông nghiệp các ngành nghề chưa có thể phát triển nên đa số gốm gia dụng phải nhập từ Trung Quốc… hoặc gần nhất là ở “xứ Quảng Nam”. Trong khi đó gốm Bắc Hà lại ít có điều kiện nhập vào vì chiến tranh chia cắt. 
    Chi tiết
    GỐM THÁI LAN TÌM THẤY TẠI BẢO LỘC (LÂM ĐỒNG) Phạm Hữu Công
    Trong sưu tập Nguyễn Đức Tùng gồm các đồ gốm sứ, kim loại đồng, đá quý… sưu tầm tại Nam Tây Nguyên, đáng chú ý có 78 hiện vật gốm có nguồn gốc Thái Lan. Các hiện vật này bao gồm các loại hình: bát, đĩa, hũ, nậm rượu…
    Chi tiết
    GỐM VIỆT NAM TRONG SƯU TẬP NGUYỄN ĐỨC TÙNG - Phí Ngọc Tuyến
    Tháng 10 năm 2006, được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Tp. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận toàn bộ sưu tập của ông Nguyễn Đức Tùng (Bình Dương) nhượng lại. Toàn bộ sưu tập gần 3000 hiện vật thuộc nhiều chất liệu và nguồn gốc khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu cùng đồng nghiệp một phần nhỏ của bộ sưu tập, đó là gốm Việt Nam.
    Chi tiết
    Hai chiếc lư xông trầm bằng đồng tam khí - Đỗ Như Kiếm
    Trong làng nghề truyền thống ở Việt Nam, đúc đồng chiếm một vị trí quan trọng. Từ lâu đời, nghệ nhân thể hiện trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao qua việc tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo mà đời thường, phục vụ đời sống văn hóa tôn giáo, thờ cúng tổ tiên của nhân dân. Hai chiếc Lư hương bằng đồng tam khí là những hiện vật đặc sắc từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh chuyển giao cho bảo tàng Lịch sử - Tp.HCM lưu giữ.
    Chi tiết