Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 8
Truy cập hôm nay: 71430
Tổng số truy cập: 3320804
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

DVARAVATI: VƯƠNG QUỐC, NHÀ NƯỚC HAY CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN THÀNH THỊ - Bùi Phát Diệm

2012-06-12 15:38:15

Huyền Trang, một nhà sư Trung Quốc cho biết rằng vương quốc T’o-lo-po-ti, tọa lạc giữa Burma và Cambodia vào TK XII là vương quốc Dvaravati, tọa lạc ở Thái Lan ngày nay. Người ta nghi ngờ tên của vương quốc này đến từ ngôn ngữ Sanskrit. Năm 1904, Paul Pelliot cũng chấp nhận quan niệm này và đề cập đến cư dân của vương quốc Dvaravati có lẽ là Mon hay Khơ me. Tuy nhiên, những từ “vương quốc Dvaravati” còn chưa rõ nghĩa. Song, nhiều bằng chứng liên quan đến sự tồn tại Phật giáo ở phần phía Nam của thung lũng sông Caho Phraya đã được tìm thấy.

 Năm 1919, Giáo sư Coedes giới thiệu thuật ngữ “Dvaravati” cho những hiện vật được tìm thấy ở Nakhon Pathom, Lopburi, Ratchaburi, Ayutthaya và Prachinburi vốn khác biệt hiện vật của Thái hay Khơ – me. Giáo sư Coedes so sánh những hiện vật này với những hiện vật của Ấn Độ đến từ thời kỳ Gupta vào thế kỷ thứ VI.. Ông phỏng định niên đại của nghệ thuật Dvaravati là từ thế kỷ V-VII.
     Dvaravati với tư cách là một nhà nước và một phong cách nghệ thuật đã được dùng theo sau chứng cứ được phát hiện trong suốt thế kỷ V-XI. Nhiều chứng cứ hơn nữa đã được tìm thấy như là những văn minh, những hiện vật cổ, những đô thị cổ để củng cố cho quan niệm  của các học giả cho rằng cộng đồng hay nhà nước được gọi là Dvaravati đã tồn tại. Tuy thế, chưa có một kết luận rằng sự cai trị theo sau một hệ thống thực sự và rằng cư dân của một nước này đã tạo ra phong cách nghệ thuật nguyên thủy của nó mà có thể được đặt tên là “Dvaravati” của thế kỷ 5 – 11. Những hiện vật thuộc phong cách này đã thực sự được khám phá trong mọi miền của Thái Lan.
    Ngoài các văn kiện của Trung Hoa, những chứng cứ khác, như là hai đồng tiền tìm thấy gần Wat Phra Pra Thon, Nakhon Pathom vào năm 1943, được khắc một hàng chữ có nghĩa “công trạng của vua Dvaravati” (The Marit of King of Dvaravati) bằng ngôn ngữ Sanskrit và vào năm 1964, những đồng tiền với cùng loại minh văn được tìm thấy ở Uthong, Suphan Buri, đã thực sự củng cố cho giả định của giáo sư Coedes về việc dùng từ Dvaravati như là tên của vương quốc. Tuy nhiên, vào năm 1979, những đồng tiền bằng bạc với cùng loại minh văn cũng đã được phát hiện ở Ban Khoo Muang, Amphur Inburi, Singburi. Việc khám phá bên ngoài Nakhon Pathom và Suphan Buri đã làm cho những đồng tiền trở nên ít đáng tin cậy hơn về việc củng cố giả thiết cho rằng những thành thị, nơi mà những đồng tiền được phát hiện từng là trung tâm hay thủ đô của vương quốc Dvaravati.
    Ngoài Nakhon Pathom và Suphan Buri, Lopburi là một thành phố khác mà nhiều học giả tin là trung tâm của Dvaravati bởi những nghiên cứu về vị trí địa lý, di tích cổ và bằng chứng thư tịch. Những đồng tiền bằng bạc khắc chữ “Lava Pura” vừa được tìm thấy ở Uthong và người ta giả sử rằng Lava Pura có lẽ là thủ đô phía Đông, trong khi Nakhon Pathom là thủ đô phía Tây.
    Hiện nay, nhiều sử gia nghĩ rằng thành phố cổ ở thung lũng sông Chao Phraya được biết đến như là Dvaravati không có một hệ thống cai trị mà chúng ta gọi là vương quốc và không có trung tâm chính trị như là một thủ đô. Đúng hơn, nó là một sự nổi dậy đồng thời của quá trình phát triển của cộng đồng cư dân độc lập ở thung lũng sông Chao Phraya. Mỗi tiểu quốc là tương đối rộng và có chủ quyền tuyệt đối về kinh tế, tôn giáo và ảnh hưởng chính trị đối với những vùng quê phụ cận và những quốc gia chư hầu láng giềng. Những tác phẩm trong phạm vi này là khá tương tự và sự phát triển văn hóa khởi nguồn tại những đô thị cổ này và dễ bị ảnh hưởng đối với những đô thị khác. Những đô thị cổ này cũng tọa lạc gần những bờ biển, tiện lợi cho việc buôn bán trực tiếp với những thành phố khác và những xứ sở khác bên ngoài.
    Mặc dù chứng cứ dưới dạng cổ vật và những địa điểm mà phong cách nghệ thuật Dvaravati đã được tìm thấy ở những miền khác nhau của Thái Lan nhưng điều này vẫn còn không đầy đủ để đi đến những vấn đề của Dvaravati cần được thảo luận và nhiều bằng chứng khác được cần đến, như là ranh giới của nó bao lớn, thủ đô hay trung tâm của nó là ở đâu, ai là người cai trị vương quốc này, ai là người sáng tạo nguyên thủy của những tác phẩm nghệ thuật và văn hóa Dvaravati, và những cái tên cho  những cộng đồng cư dân, những đô thị cổ và những phong cách nghệ thuật có đúng hoặc có thích hợp không.
    ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN CỔ DVARAVATI
    Từ những dữ liệu khảo cổ học ở những đô thị cổ Dvaravati ở miền Trung và miền Tây Thái Lan, người ta có thể kết luận rằng những cộng đồng cư dân cổ trong hầu hết các đô thị này đã tồn tại từ TK VII. Cư dân sống trong những cộng đồng này đã tiếp nhận một cách thành công di sản văn hóa từ thời tiền sử, bởi vì những công cụ như vũ khí bằng sắt và những đồ trang sức như những vòng đeo tay, vòng tay được khám phá tại hầu hết mỗi cộng đồng cư dân Dvaravati có cùng một phong cách như giai đoạn tiền Dvaravati. Đồng thời người ta cho rằng những cộng đồng Dvaravati có lẽ đã phát triển từ những cộng đồng cư dân tiền sử trong vùng và về sau đã tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Những đô thị được bao bọc bởi những đường hào và những bức tường đất có lẽ được biết như là những đô thị Dvaravati. Có lẽ đã có một vài sự trộn lẫn với những người mới đến nhưng văn hóa truyền thống bản địa là nổi trội. Chứng cứ đã chỉ ra rằng những cộng đồng cư dân trong những nơi này đã có liên hệ với nhau từ TKVII  đến thời kỳ Ayuthaya. Một vài đô thị đã bị bỏ hoang phế từ TK XII trở về sau vì thiếu nguồn nước. Những đô thị cổ của Nakhon Pathom có thể là những kết quả của việc di dân ép buộc như thế.
    Một trong những đặc điểm nổi bật của những mối liên hệ giữa những cộng đồng Dvaravati là Phật giáo. Phong cách tương tự của những hiện vật như là bài vị thờ, bánh xe luân hồi, minh văn và các tác phẩm điêu khắc liên hệ với Phật giáo đã được phát hiện tại tất cả các cộng đồng cư dân và đô thị cổ. Hơn nữa, kiến trúc cổ cũng phản ánh mối quan hệ với Phật giáo. Do ảnh hưởng của Phật giáo, đã có một mối liên hệ giữa đô thị cổ và cộng đồng cư dân cổ về nghệ thuật, ngôn ngữ và văn hóa. Anh hưởng văn hóa Phật giáo trên đồ gốm gia dụng có cùng phong cách ở mọi nơi. Hơn nữa, đã có một vài đồ trang trí phụ thuộc như  là hạt chuỗi làm bằng đá và thủy tinh cũng tương tự.
    Mối liên hệ này trải rộng đến lĩnh vực kinh tế, ví như việc trao đổi nguyên liệu sống được sản xuất bởi những cộng đồng. Việc phát hiện nhiều đồng tiền cổ bằng bạc, có cả  minh văn và không có minh văn, là những ví dụ điển hình của mối quan hệ này. Từ điều này người ta có thể nói rằng những đô thị và cộng đồng cư dân cổ có mối quan hệ gần gũi, đặc biệt giữa những đô thị và cộng đồng giữa TKVII – XI. Một lý do cho sự gần gũi này là vì khu vực thung lũng là không rộng lắm và những con sông và những đường sông tàu bè đi lại được làm cho việc đi lại tiện lợi.
    Hầu hết những đô thị có một bình đồ hầu như tròn bao gồm hai đường hào và một bức tường đất bao bọc quanh nó. Mục đích của việc xây dựng này là để chứa và ngăn ngừa hơn là che chở việc tấn công của kẻ địch. Những đô thị trong giai đoạn Dvaravati thường tọa lạc ở những thung lũng sông hay gần những con sông vì mục đích tiêu thụ và chuyên chở. Những đô thị Dvaravati là khá lớn. Hơn nữa bên trong những đô thị là những địa điểm thiêng liêng rộng lớn tọa lạc ngay trung tâm. Điều này có thể quan sát được ở đô thị cổ Nakhon Pathom, vốn có một đền thờ và tháp đứng ở trung tâm. Ở đô thị cổ Khubua ở Ratchaburi với Wat Khlonsuwannakhiri ở ngay chính trung tâm. Đô thị cổ Srithep cũng có tàng tích cổ ở trung tâm.
    TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG TRONG XÃ HỘI DVARAVATI
    Sự tiếp nhận Phật giáo của những tầng lớp thượng lưu khoảng TK VII có mối liên hệ với sự tiếp nhận văn hóa và tín ngưỡng bên ngoài đồng hóa vào tín ngưỡng cổ truyền của dân chúng trong những tầng lớp đó cho đến khi Phật giáo định hình như là trung tâm của xã hội và một phần của văn hóa và chính trị của những tầng lớp thượng lưu. Tất cả điêu khắc ở những địa điểm tôn giáo đều liên hệ đến Phật giáo. Từ những cuộc khai quật khảo cổ cho thấy di vật được tạo ra trong giai đoạn nghệ thuật tiền Dvaravati bởi những cư dân bản địa, những người đã tiếp nhận những tín ngưỡng từ bên ngoài. Những di vật này được tạo ra phản ánh những ảnh hưởng từ bên ngoài đó như nghệ thuật Ấn Độ và Trung Đông.
    Từ những bằng chứng là tàn tích điêu khắc và kiến trúc Dvaravati được khám phá, người ta có thể thấy rằng có một sự đồng hóa giữa Phật giáo và các tín ngưỡng khác. Đó là một quá trình đồng hóa và chọn lọc lâu dài, đưa đến nghệ thuật Dvaravati đặc biệt, vượt khỏi ranh giới của sự khác biệt văn hóa và chính trị. Vì vậy, nghệ thuật Dvaravati được phổ biến rộng trên những vùng đất khác nhau.
    NGHỆ THUẬT DVARAVATI
    Ở miền Trung và Tây Thái Lan, đặc biệt ở Nakhon Pathom, Uthong và Khubua, những di tích cổ đại, niên đại từ thế kỷ VII – XI thuộc về phong cách nghệ thuật Phật giáo ảnh hưởng bởi nghệ thuật Ấn Độ mà chúng ta gọi là nghệ thuật Dvaravati. Kiến trúc lớn và được xây dựng một cách thanh nhã. Từ bằng chứng này, người ta có thể giả định rằng ắt hẳn đã có nhiều thợ thủ công có kiến thức tốt, khả năng cao và kỹ năng riêng. Những nghệ thuật đó chịu ảnh hưởng nghệ thuật bên ngoài, phong cách nguyên thủy đã không bị từ bỏ. Nghệ thuật Dvaravati tạo ra nguồn gốc  riêng của nó. Nghệ thuật Dvaravati nổi lên trong nhiều vùng ở Thái Lan . Ở phía Bắc đến tận Haripuchai và ở phía Nam ở tận thành phố Yalang ở Pattani. Ơ Đông Bắc, nó xuất hiện tại Srithep ở Petchabua, Fa Dad Sung Yang ở Kalasin, Sema ở Nakhon Rachasima và những thành phố cổ khác. Như đã đề cập, những phong cách nghệ thuật được phân chia nhưng trong chi tiết có những khác biệt vì nghệ thuật bản địa.
    Nghệ thuật Dvaravati có thể được chia làm 3 loại: điêu khắc, kiến trúc và đồ dùng hằng ngày. Hầu hết tác phẩm điêu khắc là những hình tượng thuộc Phật giáo: bánh xe luân hồi và con nai đang thu mình để nhảy. Đây là những tác phẩm điêu khắc để trang trí những nơi linh thiêng. Hầu hết tượng Phật phong cách Dvaravati được chạm vào đá. Một số được đúc bằng đồng có kích thước nhỏ. Những tượng Phật Dvaravati thuộc giai đoạn sớm còn có những đặc trưng của nghệ thuật Ấn Độ nhưng về sau khuôn mặt trở nên bản địa hơn. Nó bắt đầu có núm tóc lớn, khuôn mặt phẳng, lông mày cong và nối liền nhau như đôi cánh của một con quạ, đôi mắt lồi, mũi tẹt, môi dày. Những tượng đứng có một cái lưng thẳng và tay đưa cao, bàn tay hướng về trước trong trạng thái thuyết pháp. Dáng điệu này có lẽ có nghĩa đức Phật đến từ nơi linh thiêng. Đức Phật xếp bằng thảnh thơi trong trạng thái thiền và ngồi dường như trên một chiếc ghế với phong cách Ấn Độ với tay phải đưa lên trong trạng thái thuyết pháp. Một loại tượng Phật khác ở hình thức chạm nổi cả lớn và nhỏ. Loại lớn thường được chạm vào vách của hang động, như tại hang Phothisat, Saraburi và Thomarat ở Petchabun. Những tượng nhỏ khác ở dạng bài vị thờ được làm từ cả đất sét sống lẫn nung.
    Một loại tượng Phật khác mà ý nghĩa chính không được biết là tượng Phật đứng hay ngồi trên một con vật thần thoại gọi là Phanatsabodi. Con vật này có một cái mỏ của chim thần Garuda, tai và sừng của nó như tai và sừng của bò và đôi cánh như thiên nga. Người ta tin rằng con vật này tượng trưng cho Garuda là vật cưỡi của Narai, con bò là vật cưỡi của Isuan và con quạ là vật cưỡi của Phra Phrom. Hình tượng đức Phật trong trạng thái đến từ chốn linh thiêng. Lý do cho việc chạm khắc hình tượng đứng trên sinh vật này có lẽ là quan niệm của Phật tử muốn chứng tỏ rằng Phật giáo có sức mạnh hơn Hindu giáo. Hình tượng này không bao giờ xuất hiện ở Ấn Độ. Hơn nữa, ngoài hình tượng của Đức Phật cũng có những hình nổi của bánh xe luân hồi và con nai trong tư thế đang thu mình để nhảy tượng trưng cho đức Phật vào thời điểm lần đầu tiên ngài thuyết pháp. Bánh xe luân hồi có lẽ đã được dựng trên cây trụ cao trước một Stupa. Công trình điêu khắc để trang trí những nơi linh thiêng trong nghệ thuật Dvaravati được làm bằng vữa, đất sét nung hoặc sống. Nó được làm dưới hình thức một bức họa ví như một bức họa đức Phật, Phra Photisat, một sự miêu tả câu truyện của đức Phật, những con vật và những họa tiết trang trí. Những loại điêu khắc này phản ảnh những tín ngưỡng của cộng đồng và mối quan hệ giữa cộng đồng bản địa và cộng đồng bên ngoài. Những tác phẩm điêu khắc để trang trí những nơi linh thiêng trong phong cách Dvaravati là những bức họa về người, người lùn và súc vật. Những bức họa người lùn với bụng nhô ra, khuôn mặt bản địa, tai tròn, lớn và những cánh tay duỗi thẳng, dùng phần trên của tay để chống vào bệ của những chỗ linh thiêng của nghệ thuật Dvaravati như đô thị cổ Khubua, Ratchaburi. Những bức họa sư tử là phổ biến trong nghệ thuật Dvaravati, dùng để trang trí lối đi vào của những di tích linh thiêng, như là nền của bậc thang ở tháp Chulapathon, Nakhon Pathom, Khubua, Ratchaburi, Uthong, Suphan Buri và Srithep, Petchabua. Ngoài điều này ra, những công trình điêu khắc nhỏ được sáng tạo để trang trí sét nung, gốm ở đô thị cổ Chiangsean, Nakhon Sawan và Utapao, Chainat và nhiều nơi khác.
    ĐÔ THỊ CỔ PHONGTUK
    Đây là một di tích khảo cổ tọa lạc trên bờ sông Cửu Long. Hiện nay, nó thuộc Amphur Thmaka, Kanchanaburi và được khai quật bởi học viện Hoàng gia năm 1927.
    Những cuộc khai quật 3 di tích cổ đại, tên là Nai Ma House, một vườn chuối và một điện thờ, xung quanh Nai Ma House và hai nền móng latơrit của hai di tích cổ đại đã được tìm thấy. Một di tích hình vuông: 6m mỗi cạnh. Ở chính giữa là một bệ điêu khắc lớn. Di tích còn lại có đáy hình tròn, đường kính 9m. Giáo sư Coedes cho rằng di tích hình tròn là nền móng của một Stupa, di tích hình vuông là nền móng của một đền thờ. Nguyên thủy, đền thờ có lẽ đã được trang trí với những họa tiết hình đắp nổi bằng vữa thuộc phong cách Dravati.
    Những cuộc khai quật vườn chuối phát hiện một đèn lồng La Mã và một tượng bằng đồng. Cũng có một nền móng của một kiến trúc 8m2 bằng latơrit. Từ lối vào, có một lối đi bộ rộng 1,10m bằng gạch. Bằng lối đi này, người ta có thể đến điện thờ.     Những lá vàng có hình dáng bông mai được tìm thấy gần con đường. Chúng được cho là những mảnh vỡ của những viên đá làm ranh giới và những hiện vật có giá trị được chôn bên trong đền thờ. Đó là truyền thống Ấn Độ chôn hiện vật có giá trị bên trong những di tích linh thiêng. Nền móng latơrit hình vuông của một đền thờ gần điện thờ có một bậc thang dẫn về phía đông bắc.
    Từ những bằng chứng cung cấp bởi những di tích cổ, người ta suy đoán rằng khu vực xung quanh đô thị cổ Phong Tuk có lẽ đã tồn tại trước TK VI. Vào lúc đó, người ta tin cả Phật giáo và Ấn Độ giáo. Người ta cũng đã khẳng định được rằng con người, bản địa và ngoại quốc từ Ấn Độ, Trung Đông và đế quốc La Mã đã có liên hệ với nhau. Xem xét nền móng của nó, người ta có thể thấy rằng đô thị cổ Phong Tuk ắt hẳn đã là một điểm nghỉ ngơi cho những du khách, những người đến và đi giữa Ratchaburi và Nam Petchburi, Kanchaburi và Tây Muang Signh, Bắc Uthong và Đông Nakhon Pathom. Những bằng chứng khảo cổ học cùng thời kỳ này được tìm thấy ở những đô thị này.
    Tượng của thần Narai với 4 tay cao 0,5m được phát hiện trong khi làm một con đường xe bò ở Phong Tuk, 200m về phía Đông của điện thờ. Tượng mang một cây chùy, một bông sen và một cây gậy với phong cách Ấn Độ nguyên thủy. Tóc của vị thần được làm trông giống như bông mai. Người ta đã đoán định rằng niên đại của pho tượng này vào khoảng thế kỷ VIII hay TK IX. Hiện nay nó đang được giữ ở đền thờ Dongsak, Phong Tuk, Kanchaburi. Trước đây, nó bị vỡ làm nhiều mảnh, về sau những phần hư hại đã được sửa chữa.

Bùi Phát Diệm dịch
Từ “Development of Thai culture”;  8-11-1993; tr 11-22. Xuất bản bởi Fine Arts Department.