Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 8
Truy cập hôm nay: 36755
Tổng số truy cập: 1957135
 
Yahoo Messenger
donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

Hai chiếc lư xông trầm bằng đồng tam khí - Đỗ Như Kiếm

2012-06-13 20:03:25

Trong làng nghề truyền thống ở Việt Nam, đúc đồng chiếm một vị trí quan trọng. Từ lâu đời, nghệ nhân thể hiện trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao qua việc tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo mà đời thường, phục vụ đời sống văn hóa tôn giáo, thờ cúng tổ tiên của nhân dân. Hai chiếc Lư hương bằng đồng tam khí là những hiện vật đặc sắc từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh chuyển giao cho bảo tàng Lịch sử - Tp.HCM lưu giữ.

Hiện vật được chế tác từ chất liệu đồng đỏ, khá nặng, đúc bằng khuôn nhiều mang và đúc riêng thành nhiều bộ phận sau đó gắn chắp lại với nhau, trang trí hoa văn độc đáo bằng kỹ thuật cẩn kim loại màu lên bề mặt sản phẩm.

1. Chiếc thứ nhất (BTLS.6610): thiết diện cắt ngang hình thoi có 4 mặt, hiện vật gồm ba phần: Nắp, thân và đế. Kích thước: ngang 19cm; cao 26cm.

- Nắp: đỉnh khum cạnh bo tròn, chính gữa gắn với tượng lân bằng chốt tán, vành nắp giật một cấp vào trong thành gờ khớp với miệng lư. Đỉnh nắp trang trí tượng “Lân hí cầu” tạo dáng con Lân đang đứng trên hai chân sau, hai chân trước như đang giữ trái cầu, mặt hơi ngẩng lên, miệng rộng, mũi lớn, đầu có một sừng, thân phủ lông dày, đuôi xòe hình cánh quạt vểnh ra sau. Bốn cạnh chạm lộng lỗ thông hơi hình vân mây.

- Thân: có hình dáng của một chiếc đỉnh 4 chân có bốn mặt bằng nhau, hai bên có quai hướng lên hình chữ V, gờ miệng dày, cổ thắt, thân phình và các gờ cạnh được bo tròn làm giảm bớt sự khô cứng của hiện vật. Trên 4 mặt trang trí điêu khắc và cẩn đồng tam khí: diềm trên văn mây lưỡi mác xen giữa chữ Hán 祿 (Phúc Lộc Thọ Khang) tương ứng với bốn mặt thể hiện họa tiết tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng trên nền mây nước, diềm dưới giữa trang trí hình cổ đồ (cuộn giấy, sách, quạt và bình rượu) được buộc bởi những dải lụa uốn lượn. Bốn chân bên dưới bố trí ở bốn góc lư, dạng chân quỳ, mặt quay bốn góc hình hổ phù gắn với thân cũng bằng đinh tán.

- Đế: Lư được đặt trên đế dạng khối hình thoi, nửa trên trang trí những đường chỉ nổi song song hồi văn ½ chữ “công” () chính giữa chạy quanh đế. Nửa dưới giật một cấp, bốn mặt trang trí chạm lộng ô hình chữ nhật xen giữa hai ô hình vuông.

2. Chiếc thứ hai (BTLS.6570): dáng hình cầu dẹp, hiện vật gồm ba phần: Nắp, thân và đế. Kích thước: ngang 24cm; cao 25cm; đường kính thân 15cm.

- Nắp: thể hiện là một chỏm của hình cầu, trên đỉnh gắn với tượng lân hý cầu bằng đinh tán, con lân có hình dáng như hiện vật trên. Nắp khá mỏng so với thân, bên trong vành nắp cũng có gờ nhỏ để khớp với miệng lư, trên nắp trổ thủng những vân mây hình lưỡi mác bên trong đường viền cẩn kim loại màu trắng.

- Thân: hình trái cầu, miệng tròn, mép có gờ chìm tạo giữ nắp cố định, viền miệng chạm - cẩn hồi văn kỷ hà song song với những đường chỉ chìm màu trắng. Ở 1/3 thân trên, hai bên gắn quai hình con lân đứng thủ thế, chân chùng thấp, hơi thu mình về sau, mặt hướng lên, miệng rộng, mũi lớn, đầu có một sừng, thân phủ lông dày, đuôi vểnh ra sau hình chữ S. Trên hai mặt thân, trang trí bức tranh từ trước ra sau điển tích Trung Quốc (?): Dũng sỹ cưỡi ngựa cầm giáo giết hổ và người phụ nữ đang bế một đứa trẻ cưỡi ngựa đi cùng một người hầu trong khung cảnh rừng núi hùng vĩ. Chân lư có thế kiềng chân vạc, hình dáng 3 con “lân hý cầu” chổng ngược tạo dáng hai chân trước đang vồ trái cầu, hai chân sau với đuôi đưa ngược lên đỡ lư.

- Đế: Lư được đặt trên đế dạng lá sen cách điệu chia thành ba góc, mặt trên có ba lõm tròn kết hợp với ba trái cầu của con lân thành thế đứng vững chắc cho lư mà vẫn thể hiện tính mềm mại của sản phẩm.

Hai chiếc lư có nhiều đặc điểm tương đồng: sử dụng cùng một loại nguyên liệu, kỹ thuật đúc khá cầu kỳ, hoàn thiện từng bộ phận rồi chỉnh sửa công phu, sau đó mới ghép lại với nhau bằng chốt tán. Ngoài cách trang trí hoa văn bằng kỹ thuật tạo hình, đúc nổi, người thợ còn sử dụng kỹ thuật cẩn tam khí lên bề mặt sản phẩm những hoa văn, bức tranh, cách bố cục các họa tiết hài hòa, thể hiện bằng thủ pháp trang trí đề tài và chi tiết chạm khắc đạt đến trình độ tinh xảo.

Về phong cách, hai chiếc lư này trang trí những mô típ hình tượng cát tường, đề tài tứ linh, lá sen, cổ đồ, hồi văn nửa chữ công, chữ “Phúc Lộc Thọ Khang” là những đặc điểm phổ biến trong dân gian người Hoa, Việt, nhưng ở hiện vật BTLS.6570 có trang họa đồ tranh điển tích Trung Quốc nên rất có thể đây là đồ sử dụng cho người Hoa, người Việt hiếm khi sử dụng lối trang trí này…

Theo các tài liệu nghiên cứu về kỹ thuật đúc đồng thì người Hoa không đúc đồng tam khí, chỉ có các lò của người Việt thực hiện theo phong cách miền Trung Việt Nam. Vì vậy, hiện vật này có thể làm theo đặt hàng của chủ nhân cho lò đúc, hoặc lò làm để phân phối ra thị trường người Hoa phổ biến thời kỳ cuối thế kỷ 19 – đầu 20. Phong cách rất gần với làng nghề đúc đồng địa bàn Chợ Lớn. Sài Gòn - Gia Định xưa đã xuất hiện các phường thợ đúc đồng nổi tiếng ở khu vực miền Trung di cư và mang theo nghề truyền thống vào Sài Gòn, định cư ở các làng Tân Kiểng, Nhân Giang, Bình Yên (Quận 5), hoặc khu Tân Hòa Đông, khu Thuận Kiều (Quận 6)...

Đây là một loại đồ thờ cúng có kích thước trung bình, lư hương là vật dụng dùng rộng rãi trong dân gian, không thể thiếu trong bộ Tam sự hoặc Ngũ sự trên bàn thờ đình chùa đền miếu và cả trong bàn thờ gia tiên. Ngoài chức năng dùng trong nghi lễ, lư còn có tính chất trang trí. Hiện vật là nguồn tư liệu quí cho các nhà nghiên cứu về đồ đồng thời Nguyễn.

 

Tài liệu tham khảo:

 

-  Ngày Tết, nhìn chiếc lư đồng nhớ chuyện xưa: http://www.donghiepthanh.com/?mod=ndetail&id=77

 

Nghề đúc đồng ở Sài Gòn xưa: http://www.donghiepthanh.com/?mod=ndetail&id=73

Phạm Hữu Công: Nghề đúc lư hương ở Tân Hòa Đông (Tp.HCM), Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992.

Tạp chí Xưa và Nay: Nam bộ xưa và nay, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1998

method man snoop dogg buy cialis or generic tadalafil