VỀ NHÓM TƯỢNG ĐÁ TÌM THẤY TẠI TRÀ VINH - Trần Thị Thúy Phượng, Trần Thị Thanh Đào
Hiện nay, về mảng văn hóa Óc eo, Bảo tàng lịch sử TP.HCM có lưu giữ nhiều hiện vật thuộc các tỉnh ĐBSCL - thể hiện trên bản đồ di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Óc eo. Trong đó nhóm hiện vật tìm thấy tại địa điểm Óc eo - Kiên Hảo - Rạch Gía (tỉnh An Giang ngày nay) chiếm số lượng nhiều nhất và gồm nhiều chất liệu nhất (vàng, bạc, gỗ, đá, đồng…)
nhưng không vì thế mà các địa phương khác không có có hiện vật tiêu biểu, đặc biệt là về mặt điêu khắc hình thể, trong đó phải kể đến nhóm tượng đá tìm thấy tại tỉnh Trà Vinh.
Nhóm hiện vật này bao gồm 08 tiêu bản bằng sa thạch màu xám, gồm có:
1.Tượng nữ thần Durga mang số BTLS. 5552 [hình 1], hay còn gọi là nữ thần Uma là vợ của thần Siva. Dưới hình dạng này, nữ thần chiến thắng thế lực xấu do con quỷ trâu đại diện. Đầu của con quỷ xuất hiện ở phần phía trước của bệ tượng. Tượng cao: 75cm
2. Hai tượng Bồ tát Di lặc mang số 5531 [hình 2] và BTLS.5489 [hình 3]:
2 tượng này có cùng phong cách: trong tư thế đứng, có 4 tay, được tạc theo kiểu có vòng cung phía sau. Lần lượt chiều cao của 2 tượng là 59cm và 93cm
3.Tượng Phật mang số BTLS. 5519 [hình 4]: Bức tượng này thể hiện đức Phật ngồi nhập định. Phía sau lưng tượng ở phần đế có khắc chữ cổ. Tóc của Phật ngắn và được chia thành những lọn xoắn đều đặn. Tượng cao 46cm
4.Tượng Phật mang số BTLS. 5517 [hình 5]: bức tượng này thể hiện đức Phật ngồi theo một tư thế hiếm có ở Đông Nam Á: hai chân buông thỏng trước ngai. Tượng cao: 55cm
5. Hai tượng nữ thần mang số BTLS.5561 [hình 6] và 5566 [hình 7]: các tượng nữ thần này khắc chạm về mặt hình thể rất chuẩn: ngực nở và để trần, eo thắt, thân dưới có vặn sà rông thuôn dài. Lần lượt chiều cao của 2 tượng là 42cm và 70cm
6.Tượng nam thần mang số BTLS.5629 [hình 8]: Tượng thần được tạc thể hiện rõ nam tính: lực lưỡng, mạnh mẽ. Tượng cao 56cm
Bảng liệt kê một số thông tin liên quan đến nhóm tượng trên:
Stt |
Tên hiện vật |
Số đăng ký |
Xã |
Huyện |
Năm nhập vào BT |
1 |
UMA |
BTLS.5552 |
Liên Hữu |
Bắc Trang |
1928 |
2 |
LOKECVARA |
BTLS.5531 |
Lưu Nghiệp An |
Ngãi Hòa Thượng |
1942 |
3 |
LOKECVARA |
BTLS.5489 |
Tạp Sơn |
Ngãi Hòa Thượng |
1938 |
4 |
Phật ngồi trên bệ có chữ |
BTLS.5519 |
Nhị Trường |
Vĩnh Lợi |
1938 |
5 |
Phật ngồi |
BTLS.5517 |
Sơn Thọ |
Vĩnh Lợi |
1941 |
6 |
Nữ thần |
BTLS.5561 |
Lương Sa |
Trà Phú |
1940 |
7 |
Nữ thần |
BTLS.5566 |
Bình Phú |
Bình Khánh |
1938 |
8 |
Nam thần |
BTLS.5629 |
Bình Phú |
Bình Khánh |
1938 |
Qua bản liệt kê, chúng tôi nhận thấy:
- Vùng đất Trà Vinh nằm giữa Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre và Biển Đông những năm đầu công nguyên có thể là vùng đất thánh của vương quốc Phù Nam, nên hội tụ nhiều tượng thờ Phật giáo và Hindu giáo.
- Các tượng được phát hiện ở các xã khác nhau nhưng có cùng huyện: 2 tượng ở huyện Ngãi Hòa Thượng, 2 tượng ở huyện Vĩnh Lợi, 2 tượng ở huyện Bình Khánh.
- Các tượng đã tìm thấy cách ngày nay khá lâu: 1 tượng tìm thấy năm 1928, 4 tượng tìm thấy vào năm 1938, 3 tượng còn lại tìm thấy lần lượt vào những năm 1940, 1941, 1942.
- Bảo tàng có duyên với 2 tiêu bản đã từng đưa về Phnôm Pên mang số B.48 và B.54 nhưng rồi sau đó lại trở lại Sài gòn (Tượng số 1 và tượng số 5).
- Trong số những hiện vật này có 2 tiêu bản (tượng số 2 và tượng số 6) là do người dân mang tặng Bảo tàng. Đây là những tác phẩm được đánh giá cao về mặt điêu khắc hình thể độc đáo mà người dân đã biết quan tâm đưa về bảo tàng lưu giữ.
- Có thể đây là tên người được khắc vào tượng (tượng số 4) để dâng cúng cho đền thờ đã có từ những năm đầu công nguyên.
- Đây là những tiêu bản quý hiếm được các bảo tàng nước ngoài rất ưu ái, họ từng đề nghị mượn trưng bày, chiếm tỷ lệ cao trong các hiện vật của bảo tàng, chọn 3 lần (số 1 và số 5), chọn 2 lần (số 2 và số 4).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Louis Malleret, Catalogue général des collections, tome 1, Ha Noi, 1937
- Louis Malleret, L’archéologie du delta du Mekóng, tome 4, Ha Noi, 1960