Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 9
Truy cập hôm nay: 71423
Tổng số truy cập: 3320797
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

BÒ THẦN NANDIN (LIMOAW KAPIL) CỦA CHAMPA

2013-01-03 08:08:33

Tôn giáo là động lực chính cho việc phát triển kiến trúc và điêu khắc tại các vương triều Đông Nam Á, trong đó có Champa vốn chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ. Nói một cách tự nhiên thì các công trình tôn giáo là những biểu hiện cụ thể nhất cho nghệ thuật điêu khắc tại khu vực Đông Nam Á. Điêu khắc Champa có một vị trí hết sức quan trọng ở khu vực Đông Nam Á,

Bá Trung Phụ

điêu khắc với vẻ đẹp của nó đã phản ánh một kỹ thuật đạt đến một đỉnh cao của nghệ thuật, với sự hòan thiện về mặt mỹ thuật đã tạo dấu ấn cho người xem một ấn tượng sâu sắc, khó quên và dường như đi vào lòng người.Chăm tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Ấn Độ khá sâu sắc trên mọi lĩnh vực tư tưởng triết học, thần thọai, chính trị và kể cả quân sự. Đặc biệt là BàLaMôn giáo, trong quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật điêu khắc Chămpa đã tiếp thu một cách sáng tạo những yếu tố truyền thống văn hóa  dân tộc.
    Nghệ thuật điêu khắc Champa đã đi sâu vào lòng người, sớm nhất vào khoảng thế kỷ thứ VII, đã gây nên những ấn tượng khá sâu sắc của nhiều người trong và ngoài nước  một khi ai đã chiêm ngưỡng vẽ đẹp của  nó. Có thể nói công phát hiện đầu tiên là các học giả , nhà nghiên cứu như : L. Finot với công trình Inventaire Somaire Des Monuments Cham De L’Annam (xuất bản lần đầu tiên tại BEFEO, Vol. I 1901) và D’Epigraphic Indo – Chinoise, Hanoi 1916 và H. Parmentier’s Les Monuments Du Cirque De My Son (xuất bản lần đầu tiên tại BEFEO, Vol. IV, 1904) và Inventaire Descritif Monuments Cham De’Anam, Paris 1909 –1918 cung cấp một nguồn tư liệu quan trọng cho công tác nghiên cứu kiến trúc Champa. Nhờ vào những nổ lực nghiên cứu của H. Parmentier và các học giả Pháp xuất sắc khác đã làm nên một diện mạo văn hóa Chăm, góp phần xây dựng nên Bảo tàng Điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng. Ấn Độ giáo du nhập vào Champa rất lâu đời, qua nghiên cứu tư liệu bia ký Bvadravacmani tại thánh địa Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hóa thế giới đã xác định sự du nhập văn hóa Ấn Độ vào thế kỷ IV sau công nguyên. Tuy nhiên quá trình tiếp thu văn hóa cũng chính là quá trình bản địa hóa các yếu tố ngoại lai để hình thành một nền văn hóa Chăm đặc sắc, mang dấu ấn bản địa .
Bò Nandin được phát hiện ở Chánh Lô ,tỉnh Quảng Ngãi. Bò thần Nandin mà người Chăm gọi là Limoaw Kapil đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh.
Bò Nandin được nghệ nhân làm bằng chất liệu đá có kích thước cao 48 cm, ngang 60 cm thế kỷ XI. Với tư thế hai chân trước và hai chân sau quỳ phục, đây là tư thế phổ biến ở điêu khắc bò thần Champa. Ngoài ra thân bò có cục bướu tròn tạo cho con bò rất uy nghi, đặc biệt là có 3 mắt. Theo quan niệm của người Chăm mắt thứ 3 là mắt hủy diệt và tái tạo. Và bò thần Nandin là vật cưỡi của thần Shiva, là một biểu tượng thân thiết của người Champa xưa và người Chăm hiện nay, được thể hiện rất nhiều ở các công trình kiến trúc và nhất là ở điêu khắc với ý nghĩa là “Bảo vệ” và thường đặt ở lối vào ngay ở trước cửa tháp Champa cổ. Qua nghiên cứu thực địa và đọc nhiều tiểu luận của các nhà nghiên cứu Pháp như Aymonier, FarMentier và các nhà tu sĩ Chăm, họ cho bò Nandin là con bò đực, có màu lông trắng như tuyết. Trong đám tang của người Chăm Bà La Môn bò Nandin thường được làm biểu tượng “Heng” mà Chăm gọi là Limoaw Kapil là vật cưỡi của thần Shiva và cũng có nhiệm vụ đưa linh hồn người chết qua con sông và nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn và dẫn đường cho linh hồn người quá cố lên thiên đường hòa nhập với đại linh hồn vĩ đại của thế giới cực lạc. Nếu như chúng ta tìm hiểu, so sánh với bò thần Nandin khơme để tìm những nét tương đồng và dị biệt sẽ thấy những nét thô đầu to và sừng vuốt cong, không có trang trí hoa văn. Nhưng nhìn chung, có phong cách gần gũi với bò Nandin Chămpa.
Với ý nghĩa trên Limoaw Kapil là một trong những biểu tượng được vẽ đầu tiên và dán trên nhà hỏa táng và đòn khiêng vì họ quan niệm bò Nandin sẽ giữ gìn và bảo vệ linh hồn người chết thoát khỏi sự cám dỗ của ma quỷ “giúp người chết đi đúng đường của đạo, con đường của cực lạc và chính bò Nandin là con vật chở linh hồn người chết được tái sinh”.
Nhìn chung, bò Nandin có vai trò rất quan trọng không những trong kiến trúc, điêu khắc mà còn trong đời sống tâm linh tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm mà ở bất kì địa vị nào trong xã hội, quý tộc, tu sĩ, thường dân. Tầng lớp Sudra (nô lệ) khi chết đều hỏa táng đều có hình tượng bò Nandin trong dàn hỏa táng và nó đã đi vào đời thường của từng con người Champa xưa cũng như người Chăm hiện nay.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Meher Mc. Arthur. Tìm hiểu mỹ thuật Phật giáo. NXB Mỹ Thuật 2005.
2.    Roye Graven. Mỹ thuật Ấn Độ. NXB Mỹ Thuật 2005.