Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 8
Truy cập hôm nay: 30573
Tổng số truy cập: 1911054
 
Yahoo Messenger
donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

TƯỢNG NGƯỜI CẦU NGUYỆN CỦA MYANMAR TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ - TP. HỒ CHÍ MINH

2013-01-03 08:17:35

Trung tuần tháng 04 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử - Tp. Hồ Chí Minh khai mạc chuyên đề “Cổ vật một số nước Đông Nam Á”, trong số hiện vật của 11 quốc gia thuộc khối Asean đang được trưng bày, Myanmar cũng góp phần làm nên sự phong phú về loại hình nhóm hiện vật thể hiện văn hóa Phật giáo. Chúng tôi xin giới thiệu một bức tượng người cầu nguyện khá độc đáo của Myanmar trong chuyên đề này.

TRẦN THỊ NGỌC LAN



Kích thước: Cao: 38cm; Rộng: 28cm
Hiện vật gồm có 2 phần:  đầu và thân
Phần đầu: có cấu tạo tròn, nhẵn bóng không có tóc, trán thẳng đứng hơi trợt về sau. Gương mặt xương xương, cặp chân mày mỏng hình vòng cung, phía  dưới là đôi mắt dài và dẹt đang mở, kế đến là cái mũi dài nhưng không cao lắm và cuối cùng là cái miệng với đôi môi hơi dày. Ngoài ra, hai bên phần đầu là lỗ tai với dái tai tương đối dài. Gương mặt thể hiện sự trang nghiêm và thành kính khi bái lạy. 
Phần thân: có cấu tạo bởi dáng ngồi bẹp xuống đất, tư thế thân chồm về phía trước. Hai cánh tay đặt chống lên hai đùi và chắp lạy.
Trên thân được mặc phủ chiếc áo, vai trái được phủ vải, vai phải để hở, chiếc áo được mặc quấn quanh thân và phủ xuống qua khỏi gót chân, quanh áo được viền mép bởi 3 hàng hoa văn khá cầu kỳ.
+ Hàng thứ 1: Khắc nổi những hình tròn
+ Hàng thứ 2: Khắc nổi hình hoa mai có 6 cánh và nhụy tròn, nằm hai bên cánh hoa mai là dây lá uốn cong nằm đâu lưng với nhau.
+ Hàng thứ 3: Khắc nổi những hình tròn
 Áo được vắt qua từ vai trái xuống lưng tạo thành nhiều nếp gấp làm cho chiếc áo thêm mềm mại.
 Chân tượng gập lại, một phần mông tượng đặt ngồi lên chân trái, lòng bàn chân trái ngửa lên, lòng bàn chân phải cũng đặt ngửa lên trên lòng chân trái.
Bức tượng trên tương đối nguyên vẹn, tuy nhiên vài chỗ trên thân tượng có vết sứt mẻ phần đắp nổi hoa văn và màu thếp vàng. 
Phật giáo được truyền bá ở Myanmar từ rất sớm khoảng từ thế kỷ thứ 3 Tr.CN, nền văn hóa này có sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa, xã hội và chính trị của người Myanmar, có khoảng 85% dân số theo đạo Phật tiểu thừa. Myanmar là xứ sở của chùa tháp và tranh tượng. Theo quan niệm của người dân nơi đây việc xây chùa, đắp tượng và đúc chuông là một việc làm rất có ý nghĩa sẽ  tạo ra nhiều công đức cho họ ở kiếp hiện tại và kiếp sau.
Người Miến không sùng bái tranh tượng, tuy nhiên tượng vẫn phải được thể hiện nơi chùa chiền, vì họ cho rằng tượng chỉ là vật vô tri vô giác và khi nhìn tượng sẽ có tác dụng nhắc nhở họ tới đạo lý và tấm gương của đức Phật, khi lễ bái họ không cầu xin, họ chỉ ca ngợi và tỏ lòng kính mến đức Phật mà thôi.
Qua tìm hiểu như vậy bức tượng trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử được thể hiện là nam giới ngồi cầu nguyện, làm bằng chất liệu gỗ thếp vàng, niên đại thế kỷ 19, qua những chi tiết đặc tả trên khuôn mặt, hoa văn trên trang phục có thể đó là tượng vị Phật tử hay tu sĩ thuộc tầng lớp trên của xã hội Myanmar.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bích Liên. Miến Điện. NXB: Phạm Quang Khai. 1968.
 

method man snoop dogg buy cialis or generic tadalafil