Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 10
Truy cập hôm nay: 40344
Tổng số truy cập: 1956515
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

VỀ CHIẾC HỘP BẠC CỦA NGƯỜI CHĂM TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ TP.HCM - Tô Kim Ngân

2012-06-14 07:46:33

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật của người Chăm, gồm nhiều loại hình, phong cách khác nhau, với các chất liệu như bạc, đồng, đá, gốm…. Trong chuyên đề “Cổ vật sưu tầm 10 năm đầu thế kỉ XXI” đang trưng bày tại Bảo tàng có bộ sưu tập hiện vật bằng chất liệu Bạc của người Chăm. Dưới đây tôi xin giới thiệu chiếc hộp bạc được mua vào năm 2009.

Cấu tạo: hộp có 2 phần: nắp và thân, được làm bằng chất liệu bạc, dạng hình trụ với kích thước: cao 9,5 cm, đường kính miệng 9,5 cm.

1. Phần nắp: nắp rời, phần chính diện của nắp được bổ làm 4 ô, trong mỗi ô trang trí đề tài hoa lá cách điệu, xen giữa các đề tài là một bông hoa, điểm giữa trung tâm phần nắp dập nổi hình bông hoa úp ngược, đỉnh gắn kim loại màu đồng. Thành ngoài của nắp được bổ làm 4 ô, trong mỗi ô trang trí đề tài đôi chim đậu trên 2 cành hoa đối diện nhau, tuy nhiên số cánh hoa ở mỗi ô không giống nhau: 5 cánh, 6 cánh, 10 cánh, xen giữa các đề tài là một bông hoa.

 

2. Phần thân: dạng trụ tròn, thành ngoài dập nổi,  bổ ô với 4 đề tài trang trí khác nhau, đề tài thứ nhất: Liên – áp biểu ý cho nhân duyên gắn bó keo sơn, thứ hai “tùng - lộc” với ý nghĩa chúc cho chủ nhân được công thành danh toại, thứ ba: chim công và hoa biểu trưng cho thái bình và thịnh vượng, thứ tư là đồ án "Hoa – Điểu", mỗi loài chim và hoa có ý nghĩa biểu trưng riêng, trường hợp này thế dáng của đôi chim đậu trên cùng một cành hoa và cùng nhìn về một hướng, tượng trưng cho mùa xuân, hạnh phúc lứa đôi, mỗi ô đề tài cách nhau một bông hoa. Quanh gờ miệng và chân đế dập nổi một lớp cánh hoa, xen kẽ giữa các cánh hoa là những chấm nhũ hình thoi, dưới trôn của hộp khắc chìm dòng chữ Sanscript.

Nhìn chung, qua nghiên cứu hộp bạc xét dưới gốc độ mỹ thuật rất tinh xảo khắc và chạm chìm làm nổi rõ những đề tài thiên nhiên quen thuộc như hoa, lá, hoa lá cách điệu, sen, vịt, tùng lộc, công …Những đề tài này thường thấy trên các sản phẩm gốm, đồng….có thể nói đây là hiện vật mang phong cách hỗn hộp thể hiển sự giao thoa, tiếp biến văn hóa của dân tộc Hoa - Việt – Chăm, làn sóng này phát triển mãnh mẽ vào khoảng thế kỷ 18-19, đặc biệt là ở triều Nguyễn, bởi vì những đề tài hoa văn này hầu như chưa được tìm thấy trên các sản phẩm cùng loại ở những thế kỷ trước đó của người Chăm. Có thể chiếc hộp bạc này có công dụng dùng để đựng trầu cau trong các dịp lễ hội quan trọng của người Chăm: Lễ katê, Ranmuvan (Tháng chay Hồi giáo Bà Ni), lễ cưới, tang … Đây là hiện vật có giá trị về mặt nghệ thuật mang sắc thái của Văn hóa Chăm -Việt.