Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 8
Truy cập hôm nay: 30412
Tổng số truy cập: 1910893
 
Yahoo Messenger
donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

LÀNG VÀ LÀNG NGHỀ Ở NAM KỲ - TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG

2012-06-12 15:37:26

Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn chép: “Khi họ Nguyễn mở bờ cõi về phương Nam thì thiết lập phủ huyện… những nơi gần rừng núi hoặc nằm dọc theo bờ biển, thì đặt thuộc; tất cả xã, thôn, phường, nậu, mạn… đều lệ thuộc”.

Mục Cương Vực chí Trấn Định Tường của Trịnh Hoài Đức viết: “những nơi ở ven rừng núi, hoặc ven bờ biển hẻo lánh lẻ tả, cũng có người vì mối lợi làm ăn, chiếm núi rừng chăm ao… do đó phải lập ra trang trại, mạn, nậu… để tập trung dân chúng và tùy theo từng người mà nộp thuế má cho có hệ thống”,  Trịnh Hoài Đức còn giải thích “chỗ cư dân ở gần nhau gọi là mạn, nghĩa là giống như cỏ mọc lan ra tiếp nhau” hoặc “nậu là bừa cỏ làm ruộng, tục gọi đám đông là nậu ý nói tập hợp đông người làm ruộng”. Cách giải thích chữ nghĩa của họ Trịnh đã làm người đời sau thắc mắc.

    Hệ thống hành chính thời Nguyễn rất phức tạp. Ở Nam Kỳ có 3 loại làng:
    - Làng lớn (đại thôn) gọi là xã
    - Làng vừa (trung thôn) gọi là thôn
    - Làng nhỏ (tiểu thôn) gọi là lân, ấp, phố, phường, mạn, nậu…
    Mỗi xã có thể chia ra 2 – 3 thôn. Mỗi thôn có thể chia ra 2 – 3 ấp hoặc 2 – 3 lân. Xã hoặc thôn có thể có một hai giáp (hoặc phố, phường, mạn, nậu, hộ…) kèm theo.
    Theo Minh Điều hương ước ban hành năm Tự Đức thứ năm (1852) mỗi xã hoặc thôn phải có một ngôi đình và một kỳ hậu (ở Nam Bộ gọi là nhà ruộng, nhà võ tức quán canh) còn lân ấp, trang trại, mạn, nậu,… thì chỉ cần có kỳ hậu không bắt buộc phải có đình. Thực tế trước đó hơn nửa thế kỷ, tức khi thành hình hệ thống thôn xã, thì ở xứ Đồng Nai – Gia Định đã mặc nhiên hình thành qui ước là khi thành lập một đơn vị hành chánh thì phải đầy đủ bốn thiết chế văn hóa tín ngưỡng: đình, chùa, miếu, võ mang tính dung hòa trong khi nhà Nguyễn chủ trương xây dựng chế độ phong kiến dựa vào Nho giáo.
    Vào năm 1789 khi thành lập xã Minh Hương qui định dân làng này chỉ cần đóng một số thuế theo qui định cho xã thôn sở tại vì họ có thể ở rãi rác khắp nơi. Làng Minh Hương chỉ có một ít đất để xây dựng đền miếu, nghĩa địa,… lại nằm trong một làng Việt. Họ không có đất canh tác nên chỉ có sổ đinh không có sổ điền. Thực tế làng Minh Hương là một tổ chức lãnh sự đặc biệt.
    Năm 1790 chúa Nguyễn Phúc Anh qui định chỉ cần 40 dân đinh (tức dân số hơn 100 người) thì có thể thành lập một xã. Tất nhiên khi lập một thôn, một ấp (hoặc một lân) thì đa số phải ít hơn. Thời bấy giờ ruộng đất chưa đo đạt. Thuế điền được tính theo thuế đinh. Minh điều hương ước năm 1852 cho biết khi muốn lập một xã phải có trên 200 dân đinh và khẩn từ 100 mẫu trở nên. Muốn lập một thôn phải có từ 50 đến 100 dân đinh và khẩn từ 90 đến 100 mẫu. Muốn lập một ấp (hoặc một lân, một trại…) phải có trên 10 dân đinh, khẩn trên 10 mẫu. Như thế thời đó có hiện tượng khoán thuế, dễ tạo điều kiện “ẩn lậu đinh điền” nhưng đây cũng là điều kiện tác động người đi khai hoang hăng hái hơn.
    Vào cuối thế kỷ XVIII, hệ thống hành chính xứ Đồng Nai – Gia Định rất phức tạp:
    1. Thuộc:
    Thuộc là vùng đất tốt. Có 2 trường hợp gọi là thuộc. Theo Phủ Biên Tạp Lục “nơi nào có 500 người trở lên thì đặt một chức Cai thuộc và một ký lục. Nơi nào có 450 người trở lên thì chỉ đặt chức ký lục”. Nhưng theo Gia Định thành thông chí tại Tổng Long Thủy huyện Long Xuyên (nay là Cà Mau) có Đường Nhân thuộc (là người Hoa làm nghề nông nghiệp).
    Như thế trước thế kỷ XIX thuộc tương đương với tổng. Nhưng sau đó chỉ còn thuộc là làng nông nghiệp đặc biệt.
    2. Phố:
    Là xóm người Hoa chuyên nghề dịch vụ mua bán tập trung vùng Nông Nại – Sài Gòn (nay gọi là Chợ Lớn), Mỹ Tho, Hà Tiên. Mỗi “đại phố” có nhiều phố.
    3. Phường:
    Phường là làng nghề lao động có kỹ thuật. Thí dụ như Bạch Khôi phường (sau đổi là Bạch Khôi thôn) là làng làm gạch ở Trấn Biên. Tân Phước phường sau đổi là Tân Phước thôn là làng chuyên chằm lá lợp nhà. Toàn Phước phường (sau đổi Kiểng Phước thôn) ở Gò Công là làng chuyên nghề đi rừng đốn lá dừa nước.
    4. Hộ:
    Là xóm nghề đặc biệt. Gia Định Thành Thông chí cho biết năm 1811 có 2 người Phúc Kiến là Lý Kính Tú và Lâm Quốc Tam đã lập Thiết Tượng Hộ (tục gọi xóm Lò Thổi) tại Trấn Biên, làm nghề khai thác quặng và luyện sắt.
    5. Sở.
    Sở là làng nghề đánh cá biển của người Hoa (như Minh Bột Lư Khôi Sở ở Hà Tiên sau đổi Thuận Yên thôn).
    6. Điếm.
    Điếm là xóm vựa hàng hóa, đặc biệt có nhiều ở vùng ven thị tứ (xem Gia Định Thành Thông chí).
    7. Mạn.
    Trịnh Hoài Đức cho biết: “chỗ dân cư ở liền nhau gọi là mạn, nghĩa là giống như cỏ mọc lan ra tiếp nhau”. Thực tế “mạn” là vạn đánh cá sông, một tổ chức nghề nghiệp tương đương với lân ấp, thường lệ thuộc xã thôn. Hiện nay còn nhiều di tích dọc theo sông Tiền và sông Hậu.
    8. Thuyền.
    Thuyền nguyên là một đơn vị quân đội. Nhưng vào thời Minh Mạng họ được phép định cư tập trung khu vực Gia Binh gọi là “thuyền” (được miễn thuế). Ở Thủ Dầu Một có An Nhứt thuyền. Ở Vũng Tàu có Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam thuyền sau chuyển đổi thành thôn.
    9. Nậu.
    Nậu là làng nghề lao động có tổ chức chặt chẽ. Trịnh Hoài Đức giải thích “nậu là bở cỏ làm ruộng. Tục gọi đám đông là nậu, ý nói tập trung đông người làm ruộng”.
    Vùng Cà Mau vào thời Gia Long có Hoàng Lạp Phú Thạnh nậu (sau đổi Phú Thạnh thôn) là tổ chức lấy mật ong và sáp ong rừng. Cũng tại địa phương này có Sái Phu nậu (bên cạnh có Sái Phu thôn) là hai tổ chức chuyên việc quét dọn  đền miếu. Nhưng cũng có người nghĩ rằng ở vùng này đâu có nhiều đền miếu qui mô mà có đến 2 làng nghề đặc biệt. Có thể đây là 2 xóm rẫy trồng hoa màu (Sài Phu có nghĩa là người gánh nước tưới).
    Xã thôn là làng nông nghiệp trồng cây lúa nước. Thuộc, phố, phường, sở, điếm, mạn, thuyền… là những làng nghề đặc biệt. Đến đời Minh Mạng, đa số các làng nghề đều chuyển hoặc xác nhập vào làng nông nghiệp. Tuy nhiên, đến đời Thiệu Trị hoặc Tự Đức còn nhiều địa phương vẫn chưa được nhìn nhận là một làng nông nghiệp. Nhiều địa phương được triều đình phong những vị thủy thần, hỏa thần hoặc phúc thần thay thế thần Thành Hoàng bổn cảnh. Tất nhiên sau một thời gian dấu ấn làng nghề vẫn tồn tại trong ý thức của người dân địa phương.

method man snoop dogg buy cialis or generic tadalafil