Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 4
Truy cập hôm nay: 30394
Tổng số truy cập: 1910875
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

VỀ MỘT SƯU TẬP HIỆN VẬT TÌM THẤY TẠI TIỀN GIANG - Trần Thị Thanh Đào

2012-06-12 15:47:51

Trong năm 2006, bên cạnh việc được nhượng sưu tập Nguyễn Đức Tùng khá đồ sộ về loại hình, chất liệu và nguồn gốc, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh còn nhận được về cho Bảo tàng một sưu tập khác tuy số lượng ít hơn nhưng có những tiêu bản gốm rất có giá trị về loại hình, độc đáo và đa dạng về nguồn gốc, trong đó có các hiện vật như :

‡ Hiện vật gốm Óc Eo : Gồm 02 hiện vật có niên đại thứ 6-7, trước đây có nhà nghiên cứu cho là loại nắp này có hình lòng máng hay hình đĩa lòng nông, giữa lòng có đắp nổi 1 núm tròn có soi lỗ vừa chỗ đặt ngón tay vào nâng nhẹ nắp lên cho dễ, gần đây loại hiện vật này được xác định lại là một loại đĩa đèn, nơi soi lỗ để gác tim đèn.
     ‡ Hiện vật gốm Việt Nam:  Gồm 02 loại hiện vật có niên đại thế kỷ 18 – 19, phủ men hoa lam, đã mất nắp, có miệng khum, thân bầu, tiêu bản mang số 73 có vẽ các khóm hoa cúc và lá, có đường kính miệng 9,5cm; chiều cao là 12cm; tiêu bản mang số 74 có vẽ 02 khóm hoa văn đề tài cặp đôi “cúc, trúc”.
    ‡ Hiện vật gốc Trung Quốc:  Có nhiều niên đại kéo dài từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 19, gồm 19 hiện vật, đa số là các loại gốm men xanh trắng (thế kỷ 18 – 19) với các hoa văn cặp đôi tiêu biểu như rồng và mây, chim phượng và quả phật thủ, chim phượng và quả đào, hoa cúc và chim trĩ,… hoa văn đơn lẻ thì có nhánh lá và quả phật thủ, khóm lá và hoa cúc, khóm lá và quả đào,… Ngoài ra, còn có 02 bát có thành mỏng, phủ men độc sắc màu ngà. Trong số các loại đồ đựng có “tuổi cao” như  chiếc bình (thế kỷ 12) mang số 28 có hình cầu dẹp phủ men màu mật ong, đáy để mộc, mặt đáy có viết chữ màu đen, hơi mờ. Chiếc bình (thế kỷ 12) mang số 27 miệng nhỏ, vai phình, trên vai có phủ men nâu, thân thuôn dài hơi vát dần vào đáy, đáy cắt ngang, thân và đáy để mộc màu xám, chiếc bình (thế kỷ 14) mang số 14 miệng nhỏ, có ngấn, trên vai có 2 quai, thân hình trụ phủ men ngà, phần thân dưới để mộc, hơi vát vào, đáy bằng.
    ‡ Hiện vật gốm Khmer:  Chiếm đa số với 02 niên đại chủ yếu là thế kỷ 12 – 13 và 18 – 19, với các loại hình đặc trưng có cổ thắt, miệng loe, thân hình cầu dẹp có khắc múi hoặc để trơn, mặt ngoài có phủ men màu có sắc độ đậm như nâu, nâu đen, vàng sậm, vàng nâu,…
    Bên cạnh đó có các loại gốm được xác định thuộc thế kỷ 19 đầu 20 của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam như:
Dân tộc M’nông: có 1 hiện vật mang hình dáng vừa có thể là nắp vừa có thể là bát có vành miệng vát vào, trên miệng có vạch 2 đường hoa văn song song trên là hoa văn mũi tên >>>> nối tiếp nhau, dưới là vạch viền //////…, đáy cũng là thân bầu tròn.
Dân tộc Hoa: hiện vật tiêu biểu là loại siêu hoặc nồi có nắp và tay cầm, mặt ngoài để mộc, trên nắp, đầu tay cầm và đáy có đắp nổi tên lò trong dấu hình bầu dục.
Dân tộc Khmer: bao gồm các loại nồi, hũ,… đất nung nặn bằng tay,…
Gốm Biên Hòa: bao gồm các loại hủ có chiều cao từ 30cm đến 40cm, bên ngoài có phủ men vàng hoặc men đen với hoa văn hình đồng tiền tròn lỗ vuông…
    Đây là sưu tập gốm do 1 người dân ở Tiền Giang nhượng lại cho Bảo tàng. Qua việc khảo sát sưu tập gốm này, chúng tôi nhận thấy:
    1. Sau phát hiện khá lớn về số lượng và phong phú về loại hình của nhóm hiện vật trong lòng sông Đồng Nai trước đây, thì đây – ở bến sông Vàm Cỏ này – ngày nay thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang – có thể là nơi tụ cư, buôn bán của nhiều cư dân (Hoa, Việt, Khmer,…). Dòng sông là con đường di chuyển, trao đổi sản phẩm của người xưa, và cũng có thể là vùng sông nước này là một “chợ nổi” thời bấy giờ.
2. Tuy nhiên, vì là hiện vật trôi nổi chưa qua xử lý bảo quản bước đầu là đối với các hiện vật vớt được từ các nguồn nước lợ có độ mặn nào đó đã ảnh hưởng tới độ bền của đất xốp, xương gốm thô còn để mộc,..