Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 11
Truy cập hôm nay: 81273
Tổng số truy cập: 3318264
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

HÌNH TƯỢNG “LINGA” VĂN HÓA CỔ NAM BỘ - Bá Trung Phụ

2012-06-13 11:39:50

Ngoài hình thức người thần Civa thường được thể hiện rất phổ biến dưới nhiều hình thức ở văn hóa cổ Nam Bộ. Ở Ân Độ và Java, Chămpa cũng có. Đó là vấn đề cái “Linga” một vật tượng trưng có liên quan đến sức mạnh sáng tạo của thần Civa. Thần tượng này ở Đông Dương được giải thích đặc biệt là biểu hiện cho quyền lực chính trị song song với sự liên quan với tinh thần tôn giáo.

    Các Bảo tàng ở Đông Dương đều có nhiều hoặc ít cái “Linga”. Đặc biệt, là những hình tượng đó có mang một tính chất tự nhiên chủ nghĩa, vì rằng  nghệ thuật văn hóa cổ Nam Bộ  chọn về phong cách tao nhã. Một số hiện vật điển hình tả thực đều phát hiện ở đất Nam Bộ.  Tìm thấy 3 cái  ở tỉnh Long An, An Giang, hiện để ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh nhiều Linga tuy nhiên tôi chọn “Linga” đang trưng bày có kích thước cao1.15cm ngang 35cm, phát hiện tại Ba Thê – An Giang TK 9 - 10. Linga chia ra 3 phần cân nhau theo chiều dọc, phần dưới hình khối vuông, phần giữa thành một hình trụ 8 cạnh, phần trên đầu tròn. Dưới hình thức kỷ hà này, phần trên có đôi lúc được trang trí bằng một cái hình mặt Civa gọi là Mukhalingar, có thể nhận được qua cái búi tóc cao của nhà tu.
    Một câu chuyện truyền thuyết An Độ sẽ giúp ta hiểu rõ chủ nghĩa tượng trưng của các mặt đó và cái tượng thân 3 đoạn ấy. Một hôm, một cuộc xung đột xảy ra giữa Vishnu và Brahma vì vấn đề giành nhau là người sáng tạo ra thế giới. Thế rồi, bỗng nhiên hiện ra trước mắt hai người một cây cột lớn đang cháy. Muốn tìm hiểu cây cột ấy cao đến đâu và sâu đến đâu Brahma biến thành một con ngỗng, còn Vishnu biến thành một con lợn rừng. Ngỗng cứ bay ngược mãi lên trời, còn con lợn thì bới mãi sâu vào trong đất, cả hai đều không thấy được đến đâu là hết. Cả hai đều thấy rõ đây là một vấn đề siêu tự nhiên, bèn sụp xuống lạy. Lúc bấy giờ thần Civa hiện vào trong cây cột và truyền cho các vị thiên thần khác biết rằng họ chẳng qua chỉ là sự thể hiện của từng mặt của một chân lý duy nhất, chân lý đó là bản thân của Civa vậy.
    Câu chuyện về tính ưu việt của thần Civa được diễn tả qua một bức diềm cửa tháp cổ  ở vùng Vijaya ở miền trung Việt Nam và cũng có diễn tả trên một bức xà ngang bằng nghệ thuật Khmer ơ Bảo tàng Phnom Pênh, cũng có một bức xà ngang khác diễn tả một cái Linga, trên phía đầu có chạm một cái mặt Civa có thể hiện được qua một con mắt bên trái, một bên Brahma đang quỳ, trên đầu có một con chim bay (con ngỗng), bên kia thì Vishnou cưỡi trên một con lợn rừng có cầm những vật tượng trưng của ông ta trong tay.
    Tượng trưng chủ nghĩa của Linga có mặt người như thế là đã rõ. Câu chuyện truyền thuyết còn nói, để tránh những ánh lửa tàn phá của cây cột rực lửa hiện ra trước họ, Brahma và Vishnu đều phải tìm mỗi người một cái vỏ che thân. Thế là đoạn dưới hình khối vuông có 4 cạnh của cái Linga là cái vỏ che cho Brahma; đoạn giữa hình 8 cạnh là nơi của Virhnu và đoạn đầu hình mũ nồi là nơi của Civa. Cái mặt người ở đây chính là Civa. Cái Linga thường được để vào một tấm đá hình vuông hơi lõm xuống gọi là Yoni, có trổ một cái miệng cho nước chảy, dùng là chỗ hứng nước hoặc sữa để là nước phép, “xức dầu” (onction) hay rưới cho Linga, lúc làm lễ cúng nó. Cũng có cái Linga chỉ giản đơn bằng một phần hình mũ nồi mà thôi, và cũng liền một khối với cái chậu nước phép. Chậu và Linga là luôn luôn với nhau.
    Bây giờ xin nói thêm về lễ rẩy nước phép cho Linga có nghĩa là hình dung của sự rưới nước phép để cho đất đai được nhiều màu mỡ, có nghĩa là sự cam kết giữa một sức mạnh thần linh với địa phương. Thờ cúng Linga có thể nói đã có một tập tục ở Đông Dương trước khi Linga thật sự du nhập.
    Ở Campuchia, đối với Linga, có một quan niệm rộng rãi hơn là đi đến một thứ tôn giáo Civa nhà nước được coi là một thứ tôn giáo từ thế kỷ thứ 9 và cũng được thờ ở Chămpa rất mạnh. Việc sùng bái nhà vua như một vị thần linh ở Campuchia là bắt đầu từ một ông vua. Theo tài liệu trên cái bia kí thì từ ở Java đến và lập ra ở vùng biển hồ một cái Linga của Hoàng gia. Vấn đề này ông Codes đã nói đến trong vấn đề phong tục phong thần ở Cao Mên cũ, tức là việc tôn các vị vua chúa, và những vị hảo tâm lên bậc thần linh Bà la môn lúc còn sống hay sau khi chết. Phong tục này đưa đến việc tạc tượng hay việc chép bài vị của những người đó lên chỗ thờ. Những loại tượng như thế thường là thể hiện dưới hình thức Linga. Ngoài ra, ở những di tích cổ đại chính của Campuchia thường có hai điển hình kiến trúc có quan hệ với nhau, một thứ là một bàn thờ chính hình tháp tượng trưng quả núi Kailasa, một thứ nữa là tháp thờ các ông bà tổ tiên . Bàn thờ chính là ở trên một cái tháp có nhiều tầng giống như hình tượng quả núi Kailasa diễn tả trên bức xà ngang của đền Banteai Srei, mà người ta thấy tên quỷ Ravana đang đẩy để làm chuyển động hòn núi. Bức hình họa này cũng có ở trong đền thờ hình tháp do các vua chúa làm ra ngay ở trung tâm kinh thành lâu đời của họ được coi là trung tâm thế giới. Thành phố với các đường sá và những dãy thành trì của no được xem như là một thế giới thu nhỏ lại. Nếu người ta thấy rằng thần Civa là vị chúa tể ở trên chỏm núi Hymalaya, cụ thể là trên đỉnh của ngọn Kailasa, thì cũng có thể không lấy gì làm lạ rằng thần tượng đó là cái Linga.
     Nhìn chung cái chủ nghĩa tượng trưng vừa có ý nghĩa chính trị vừa có ý nghĩa tôn giáo của cái Linga, thì bây giờ đã thấy rõ ràng. Trong cái Linga của bàn thờ trung tâm là có biểu hiện của quyền lực quân chủ Cam puchia, Phù Nam, Chămpa. Nhà vua có một thứ giáo quyền đặc biệt. Quyền lực của nhà vua cũng như quyền lực của thượng đế, tức là quyền lực của Civa. Còn cái mặt người chạm vào trên cái Linga, cũng có thể là hình tượng của cha ông tổ tiên nhà vua dưới hình thức siêu nhân của Civa. Giáo Civa ở đây được thay thế bằng một phương pháp chuyển hoá với phong tục tín ngưỡng vị thần thổ địa, điều này hình như là một thực tế ở văn hóa cổ  Nam Bộ. Ở đây Linga, hoàng đế và thổ địa cũng là một danh vị.