Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 8
Truy cập hôm nay: 74596
Tổng số truy cập: 3307111
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

VỀ MỘT MI CỬA ĐÁ HIỆN TÀNG TRỮ TẠI BTLS – TPHCM - TRẦN THỊ THANH ĐÀO

2012-06-13 11:41:01

Tháng 12.2006, Phòng Kiểm kê – Bảo quản của BTLSVN-TPHCM được giao nhiệm vụ tháo dỡ phần phía sau lưng tượng Phật chùa Phật Tích – Bắc Ninh (hiện vật làm lại) thuộc khu vực phòng trưng bày thời Lý thế kỷ 11-13 vì được biết có hiện vật đá đã tồn tại ở đây từ trước năm 1975.

 Sau khi tháo dỡ các tấm carton bao phủ bên ngoài, bên trong đã lộ ra một khung cửa bằng đá với hai cột trụ và bên trên là một mi cửa, khung cảnh này tạo cho người xem như đang chuẩn bị bước vào một ngôi đền thờ xa xưa và linh thiêng.
     Khảo sát nhóm hiện vật này chúng tôi nhận thấy :
1 – Mi cửa : mang số đăng ký là 2912, Kc.70,3 : Có hình khối chữ nhật, mặt ngoài có khắc hoa văn hoa lá nổi với phần trên là các dây lá, phần giữa có khắc tượng Visnu ngồi trong tư thế một chân chống, một chân co lại, cuỡi trên đầu một con nhân sư còn gọi là Kala, phần dưới là các nụ sen với đặc điểm rất riêng là chúc xuống và cách đều nhau tạo thành một dãy dài.
    Tình trạng hiện vật : Mi cửa đã bị nứt đôi, được gắn giữ với nhau bởi sáu thanh sắt đặt ở phía sau.
    Mi cửa có chiều dài là 157cm và chiều ngang là 70cm, chỗ dày nhất
là 15cm.
2 – Cột trụ : mang số đăng ký là 2917, Kc.70,4 : Có hình 8 cạnh, được chạm khắc theo kiểu đốt trúc với các cánh sen viền quanh.
    Tình trạng hiện vật : Cột trụ đã bị gãy đôi (còn cột trụ đối xứng là một phiên bản bằng xi măng).
    Cột trụ có chiều cao là 187cm, đường kính là 27cm.
Đây là hai hiện vật nằm trong khu di tích Phnom Kulên ở tỉnh Xiêm Riệp – Campuchia.
Trong tổng mục lục hiện vật Bảo tàng do Louis Malleret biên soạn và xuất bản năm 1937 thì hai hiện vật này có hai số đăng ký liên tục là 3641
và 3642, đã từng được đưa vào lưu giữ ở kho Angkor – Campuchia vào tháng 6 năm 1937. Và trong sổ đăng ký hiện vật Bảo tàng trước năm 1975 thì đến tháng 12 năm 1938 nhập vào kho Bảo tàng Sài Gòn (hiện nay là BTLSVN-TP.HCM).
Ở phần nguồn gốc của hiện vật có bổ sung thông tin là mi cửa thuộc nhóm Prasat Kraham II và Cột trụ thuộc nhóm Prasat Kraham I. Được biết có tất cả năm nhóm Prasat Kraham được đánh số từ I đến V ở khu vực Phnom Kulên thuộc tỉnh Xiêm Riệp – Kampuchia.
Thời Vua Jayavarman II từ năm 827-875, công trình kiến trúc ở giai đoạn này thuộc phong cách Kulên – đây là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn tiền Angkor – các ngôi đền tháp được xây dựng theo phong cách mới và có yếu tố của các đền tháp Champa nên thường vuông và cao. Nguyên liệu chính là gạch, vách tường dùng đá ong (laterite), còn cửa thì bằng đá, các cột trụ có hình vuông hay hình 8 cạnh bắt đầu xuất hiện.
Về cách chạm mi cửa có sự khác nhau rất lớn đối với thời trước, có ảnh hưởng từ Champa và Java, trong các đề tài thể hiện thường có Kala – mô típ Ấn Độ – đây là một loại hình quái vật được thể hiện qua một mặt quỷ với cặp chân trước – thường được tạc trên mi cửa – và được xem như một Dravapala – Thần bảo vệ.
Nhóm mi cửa và cột trụ hiện được lưu trữ tại BTLSVN-TP.HCM là lớp giữa trong lối kiến trúc với lớp ngoài có chạm khắc và cắt gọt sắc xảo và lớp trong phẳng phiu như được trám xi măng.
Niên đại 02 hiện vật này thuộc thế kỷ 8-9 và được đánh giá là 02 trong các hiện vật đá hiếm quý được tìm thấy ở Xiêm Riệp trong nền văn hóa Angkor rực rỡ của đất nước Campuchia thời bấy giờ.