Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 10
Truy cập hôm nay: 74525
Tổng số truy cập: 3311516
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

VỀ NHỮNG MẢNH GỐM SỨ TRONG SƯU TẬP HIỆN VẬT CỦA NGUYỄN ĐỨC TÙNG - NGUYỄN THỊ TÚ ANH

2012-06-13 11:45:43

Vào tháng 10 năm 2006, ông Nguyễn Đức Tùng – ngụ tại xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã chuyển nhượng toàn bộ sưu tập hiện vật của mình cho BT LSVN-TP.HCM. Bên cạnh những hiện vật còn nguyên vẹn, nhà sưu tập Nguyễn Đức Tùng cũng góp nhặt và lưu giữ lại những mảnh gốm sứ với số lượng khá lớn.

Những mảnh gốm này gồm nhiều loại hình như bát, đĩa, cốc, chén …, với nhiều kích cỡ khác nhau, tổng cộng trên 2000 mảnh (trọng lượng hơn 200 kg), trong đó loại hình mảnh bát chiếm số lượng nhiều hơn cả (2035 mảnh), mảnh đĩa (323 mảnh), ngoài ra còn có một số loại hình khác như cốc, bình, hũ với số lượng không đáng kể tuy bị vỡ nhưng vẫn có thể gắn chắp lại theo nguyên vẹn hình dáng ban đầu, dù không đủ mảnh.
Theo tài liệu của ông Nguyễn Đức Tùng, phần lớn những mảnh gốm sứ này được phát hiện và sưu tầm trên địa bàn Nam Tây Nguyên. Qua đó, có thể thấy những mảnh gốm sứ này cũng góp phần không nhỏ trong việc tìm hiểu về chính bộ sưu tập của ông Nguyễn Đức Tùng hiện đang lưu giữ tại BT LSVN – Tp.HCM. Thống kê và phân loại những mảnh gốm sứ này bằng cách dựa vào màu men và loại hình mảnh, bao gồm:
Gốm men xanh trắng có 1.894 mảnh, trong đó có 865 mảnh miệng, 293 mảnh thân, 492 mảnh đế và 244 mảnh miệng – thân – đế. 
Gốm men màu có 317 mảnh, với 169 mảnh miệng, 53 mảnh thân, 71 mảnh đế, 23 mảnh miệng – thân – đế, 1 mảnh cổ bình
Gốm men ngọc có 154 mảnh, trong đó 67 mảnh miệng, 25 mảnh thân, 35 mảnh đế, và 27 mảnh miệng – thân – đế.
Về hoa văn trang trí, chúng tôi nhận thấy trên những mảnh gốm sứ đều có hoa văn trang trí, những hoa văn này thường thấy ở các vị trí như: viền quanh miệng, trang trí trên thân đồ đựng, đáy của các loại bát… với nhiều chủ đề như:
Chủ đề về con người, về phong cảnh…, chủ đề về động vật (rồng, cá, lân, ngựa, công…), còn có những loại hoa văn dạng hình học (hình thoi, hình tròn), chủ đề chữ viết (chữ Công, chữ Vạn, chữ Hán, chữ Nhật…). Thường các chủ đề này được kết hợp với nhau tạo motif trang trí khá sinh động như “sen – điệp”, “Lân vọng nguyệt”, “Lân hí cầu”…Chủ đề thực vật bao gồm các loại dây lá uốn lượn, mai - liên - cúc - trúc, hoa mẫu đơn, một khóm hoa – thường là hoa sen.
Với những mảnh gốm men ngọc hoa văn trang trí là những đường hoa, dây lá uốn lượn nhưng chủ yếu là hoa chìm được thể hiện ở chính giữa bên trong lòng sản phẩm đó.
Tóm lại, đây là những mảnh gốm sứ, với nhiều kích cỡ khác nhau và có nguồn gốc cũng khác nhau (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan…). Những mảnh gốm sứ này nằm trong sưu tập của Nguyễn Đức Tùng, vì thế chúng không chỉ có giá trị trong việc nghiên cứu tìm hiểu về bộ sưu tập gốm sứ hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng LSVN nói riêng, mà còn góp phần tìm hiểu nghiên cứu lịch sử và văn hóa của vùng đất Tây Nguyên nói chung, cũng như tìm hiểu quá trình giao lưu văn hóa giữa khu vực này với các nước vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á.