Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 13
Truy cập hôm nay: 73883
Tổng số truy cập: 3306398
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

THỜI LÊ SƠ - MẠC - LÊ TRỊNH & CHÚA NGUYỄN (1428 - 1788)

2012-06-11 16:11:51

Sau khi Hồ Quý Ly lật đổ triều Trần và thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1407), nước Đại Việt rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, sức mạnh Đại Việt đã được chứng minh bằng sự bùng nổ liên tiếp các cuộc khởi nghiã chống quân xâm lược, trong đó khởi nghiã Lam Sơn (1418 -1427) do Lê Lợi lãnh đạo đã trở thành lá cờ đầu, đánh bại quân Minh, giành lại chủ quyền dân tộc.

  Năm 1428, Lê Lợi lập ra triều Lê, bắt đầu việc xây dựng lại đất nước. Dưới thời Lê, công cuộc khẩn hoang, lập ấp được đẩy mạnh; nhiều chính sách kinh tế - xã hội được ban hành; giáo dục, văn học, nghệ thuật được nâng cao. Văn minh Đại Việt bước vào giai đoạn phát triển mới.

 Từ năm 1527, khi Mạc Đăng Dung đoạt ngôi triều Lê, chế độ quân chủ Đại Việt lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện: Họ Nguyễn rồi họ Trịnh khôi phục triều Lê và gây nên nội chiến Lê - Mạc (1527-1592), Trịnh - Nguyễn (1627-1672) chia cắt đất nước. Khắp nơi, nông dân đã nổi dậy chống chế độ quân chủ áp bức.

Cũng trong thời gian này, nhân dân Đại Việt đã hoàn thành công cuộc khẩn hoang ở phương Nam và có những cuộc tiếp xúc đầu tiên với phương Tây. Chữ Quốc ngữ - chữ Việt ra đời.

Các tư liệu và hiện vật trưng bày

 Một số tư liệu và hình ảnh như: lịch đại thời Hồ, bản đồ những cuộc nổi dậy chống quân Minh (1407 - 1413), khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427); ảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427), hộp hình trận ải Chi Lăng (Lạng Sơn) - 1427, bảng trích "Cáo Bình Ngô" của Nguyễn Trãi và bức chân dung của ông, lịch đại thời Lê sơ và Mạc (1428 - 1592), ảnh thời Lê sơ và Mạc (TK 15 - 16), chế độ ruộng đất thời Lê, tổ chức chính quyền thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), lịch đại thời Lê Trung Hưng (1533 - 1788), danh nhân tiêu biểu (TK 15 - 18), một số hình ảnh về thời Lê Trung Hưng (TK 16 - 18)

 Cùng với các tư liệu trên, có 80 hiện vật gốc được trưng bày, giới thiệu về văn hóa nghệ thuật của thời kỳ này gồm: tiền, con dấu, ấm, nghê, bình hình voi, bát nhang, bằng đồng; tô, bát, đĩa, chân đèn, lư hương, thuộc gốm Chu Đậu, Bát Tràng và một số sản phẩm gốm do chúa Trịnh đặt Trung Quốc sản xuất vào TK 18.

 Một số hiện vật tiêu biểu :

Ấn đồng - 1471

Được tìm thấy tại Quảng Ngãi năm 1988 , dạng hình vuông, cạnh 8x8 cm, dày 1cm, giữa có 1 tay cầm hình chuôi vồ dẹt, cao 8cm. Mặt dấu ấn có chữ Hán khắc dưới dạng chữ triện, có nghĩa là "ấn của Ty Thừa Tuyên cai trị xứ Quảng Nam - Ty Thượng Bảo chế tạo, niên hiệu Hồng Đức thứ 2 (Lê Thánh Tông - 1471). 

Đây là chiếc ấn khẳng định chủ quyền của Đại Việt trên đất Quảng Nam, vùng đất vừa bình định năm 1470.

·         Chân đèn - Gốm Bát Tràng - TK 16

Cao 90cm, gồm 2 phần đặt lên nhau : Bầu và thanh trụ

Bầu đèn có dạng vai nở, đáy thót miệng túm theo kiểu 1 chiếc bình hoa đặt trên đế cao hình nón cụt nhiều tầng.

Thanh trụ gồm 3 phần : trên cùng là một đĩa như hình 1 đài sen nở, giữa là trụ tròn dài kiểu con tiện thuôn thuôn từ trên xuống, dưới là phần chân cao 7 cm hình trống vững chãi đặt khít vào miệng bầu đèn. Với thủ pháp đắp nổi tô men, vẽ lam dưới men, chân đèn được trang trí trau chuốt, tinh tế :
Đài sen phía ngoài khắc nổi 2 tầng cánh sen nhọn kiểu lá đề.

  • Trụ tròn men trắng đắp nổi đồ án "long thăng" (rồng bay) với hình rộng đang cuốn mình trong mây xanh
  • Bầu đèn là 1 gờ thấp không men, thể hiện trên vai bầu đèn là những ô tròn nối treo những diềm kiểu lá đề xen lẫn với bông cúc, tất cả để mộc.
  • Thân đèn đắp nổi hình 1 con rồng đang uốn lượn như những đợt sóng trải dài gần hết chu vi đèn.
  • Chân đế là 1 đài tròn, có nhiều bậc, vẽ hoa, lá dây màu lam trên men trắng.

Chiếc chân đèn lớn này được sử dụng trong dinh thự hoặc đình chùa. Với cách chế tạo công phu, kích cỡ lớn, chứng tỏ rằng, chân đèn không chỉ được sử dụng để thắp sáng mà nó còn mang ý nghĩa như 1 vật trang trí. Đây là hiện vật khá tiêu biểu của thời Lê - Mạc.

·         Đĩa men xanh trắng - TK 18 (Trung Quốc sản xuất theo Việt Nam đặt hàng)

Đường kính miệng 30,7 cm, vành miệng khá mỏng bọc đồng, thân khum, lòng sâu. Trong lòng có vẽ cảnh 2 người ngồi câu cá, bên bờ đá có 2 rặng liễu rủ. Phía trên có mặt trời 16 tia và 1 bài thơ chữ Hán :

Dịch nghĩa :

Sóng vàng ánh nắng gợn lăn tăn
Làn sóng nhấp nhô gió thổi lần
Nên biết ta vui không hỡi cá
Có đâu giàu có ngạo nhân dân

 

(Vương Hồng Sển)

 

Bên ngoài đĩa có vẽ cảnh bên bờ đá có cây tùng tán rộng, 1 ngôi nhà tháp cao và cảnh 2 gã hầu theo sau 2 người cưỡi ngựa đang bước qua cầu. Bên bờ kia, có 1 người đang hóng gió bên sông. Phía trên có 2 câu thơ :

 

Dịch nghĩa:

 

Gấm vóc non sông trưng vẻ đẹp
áo thơm, vó ngựa nhẹ đường bay

 

(Vương Hồng Sển)

 

Phía ngoài đáy đĩa có 4 chữ Hán "Nội phủ Thị Bắc". Đây là sản phẩm do chúa Trịnh đặt Trung Quốc sản xuất dùng trong phủ.

THỜI LÊ SƠ - MẠC - LÊ TRỊNH & CHÚA NGUYỄN (1428 - 1788)
Xem Ảnh lớn
THỜI LÊ SƠ - MẠC - LÊ TRỊNH & CHÚA NGUYỄN (1428 - 1788)
Xem Ảnh lớn
THỜI LÊ SƠ - MẠC - LÊ TRỊNH & CHÚA NGUYỄN (1428 - 1788)
Xem Ảnh lớn
THỜI LÊ SƠ - MẠC - LÊ TRỊNH & CHÚA NGUYỄN (1428 - 1788)
Xem Ảnh lớn
THỜI LÊ SƠ - MẠC - LÊ TRỊNH & CHÚA NGUYỄN (1428 - 1788)
Xem Ảnh lớn
THỜI LÊ SƠ - MẠC - LÊ TRỊNH & CHÚA NGUYỄN (1428 - 1788)
Xem Ảnh lớn
THỜI LÊ SƠ - MẠC - LÊ TRỊNH & CHÚA NGUYỄN (1428 - 1788)
Xem Ảnh lớn