Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 10
Truy cập hôm nay: 31960
Tổng số truy cập: 1912545
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

VỀ MỘT CHIẾC TỦ GỖ THỜI NGUYỄN

2013-01-02 08:33:15

Các cổ vật thuộc sưu tập Vương Hồng Sển được nhiều giới quan tâm chú ý, nhưng có lẽ đa số quan tâm về đồ gốm, ngay cả bản thân ông cũng có viết sách đề cập tới các hiện vật gốm của mình, còn các hiện vật có chất liệu khác thì chưa thấy giới thiệu nhiều, trong đó có đồ gỗ. Hiện nay, Bảo tàng lịch sử có lưu giữ 1 chiếc tủ gỗ thuộc sưu tập này.

Trần Thị Thúy Phượng
Trần Thị Thanh Đào
Nguyễn Văn Quốc


Tủ có hình khối chữ nhật, chiều cao là 144cm, chiều ngang là 179cm, và bề dầy là 43cm, trừ mặt lưng 3 mặt gồm mặt trước và 2 bên hông đều có chạm nỗi các đề tài thuộc Tứ linh, được các nghệ nhân thời bấy giờ thể hiện độc đáo và điêu luyện.
1.    Mặt trước: có 4 dãy chạm nổi theo dạng ô hộc, mỗi  dãy có 3 ô.
- Dãy 1 trên cùng 2 bên chạm nổi dây lá hóa rồng với 2 đầu rồng rõ nét chầu  vào quả châu, phần này cao 16cm, ngang 41cm, ở giữa  ngang 85,5cm, có chạm nỗi đề tài lưỡng long chầu nhật  với 2 rồng 4 móng đuôi dạng bầu tròn, viền ngoài là 5 cánh hoa nhọn, xen kẽ với 5 vòng xoắn ốc, phũ ngoài là 5 tua nhọn và gợn sóng
- Dãy 2 là dãy trang trí chính mặt trang trí cũng chính là mặt của 3 cửa với 2 bên có chiều ngang là 41cm, chiều cao là 47cm, chạm nổi rồng trong tư thế đang bay lên, của ở giữa có chiều ngang là 85,5cm  chạm nỗi theo đề tài long chầu thọ với 2 rồng được chạm theo dạng tả thực với sừng 2 ngạnh, mắt ốc nhồi, mũi to, cánh mũi nở, râu vễnh, mồm há to để lộ răng nanh nhọn hoắc, thân uốn lượn để đầu và đuôi đều chầu vào chữ Thọ
- Dãy 3 có 3 ô, mỗi ô cao 8cm, có tay nắm là đầu rồng, 2 ô 2 bên có chạm nỗi 1 rồng theo kiểu cành hoa lá mai hóa với thân là cành mai già uốn lượn để đầu rồng châu vào dầu rồng (tay nắm cửa)
- Dãy 4 có 4 cánh cửa, có chiều cao là 43cm, 2 cánh 2 bên chạm rồng có tư thế như rồng ở 2 bên của dãy thứ 2, đặc biệt 2 cửa giữa chạm” tứ linh” thứ hai, đó là hình tượng lân với 2 con đứng hơi chếch và châu đầu vào nhau, miệng ngậm tua dây, trong các tua ấy có xâu 2 đồng tiền lỗ vuông, đuôi lân cong lên vối đĩnh hình nấm.
       2. Hai bên hông cũng có 4 dãy chạm nổi với dãy trên cùng là đề tài sen rùa, dãy thứ hai và dãy thứ tư chạm dây lá hình học vừa cứng cáp lại vừa mềm mại khi xen giữa là hình tượng chim phượng được chạm như cặp đôi thiên nga, dãy 3 lại sử dụng đề tài thứ tư của “tứ linh” là chim phượng với toàn thân chim được cân nhắc để thể hiện đầy đủ đuôi dài, chân cao, trong ô hình chữ nhật 7cm x 43cm.
Tủ có 4 chân, cao  14  cm, mặt trước có 2 chân chạm đầu rồng, thân rồng là dây lá hình học thể hiện trên bề mặt của chân tủ, ô giữa chạm 2 rồng  với đầu châu vào chữ Thọ tròn có đường kính là 10cm, thân rồng cũng khắc theo kiểu dây lá vừa “hình học” cứng cáp đan xen nhẹ nhàng các chiếc lá, các dây leo  mềm mại uốn lượn.
Có thể nói đây là 1 tiêu bản bằng gỗ chắc chắn không bị mối mọt, chạm khắc đầy đủ 4 con vật trong tứ linh : long, lân, qui, phượng, với đặc điểm dạng ô hộc của thời Nguyễn được nghệ nhân xứ Huế thực hiện phục vụ cung đình mà nhà sưu tập Vương Hồng Sển may mắn sở hữu trước khi giao lại cho Bảo tàng từ năm 1997.