Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 6
Truy cập hôm nay: 31951
Tổng số truy cập: 1912536
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

VỀ BÌNH RƯỢU GỐM GÒ SÀNH CHĂMPA - BÁ TRUNG PHỤ

2012-06-13 11:43:42

Trong những năm gần đây, những cuộc khai quật khảo cổ học ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã phát hiện nhiều đồ gốm Gò Sành rất đa dạng và phong phú. Từ những kết quả thu được có thể thấy gốm Gò Sành trong mộ táng hoặc trong con tàu chìm ở dưới biển ven một số cảng thị mà điển hình cuộc khai quật tại Pannadan (Philippine). Điều đó đã chứng minh phần nào sự phát triển của nghề sản xuất gốm Gò Sành-Bình Định thế kỷ XII-XVI.

Gốm Gò Sành có rất nhiều chủng loại hình giống như gốm của thời Lý, Trần. Đặc biệt có các loại bình rượu được sản xuất  khá nhiều.
Bình rượu: có nguồn gốc từ di tích Đại Làng, tỉnh Lâm Đồng do ông Nguyễn Đức Tùng sưu tầm và nhượng lại cho Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam – Tp.HCM .Gồm 7 bình rượu , tôi chia ra từng loại bình: Bình 1: cao 26cm,  đường kính miệng 10cm và đường kính đáy 14cm; Bình 2: cao 22, đáy 5cm , miệng 3cm; Bình 3: cao 14cm, đáy 3cm, miệng 4cm; Bình 4: cao 11cm, đáy 3cm, miệng 3cm. Tất cả bình rượu có cấu tạo miệng tròn bốn quai trong đó một bình có quai lớn, các bình đều có vai nở, bụng thon về đáy. Bình được tráng men nâu, đây là men đặc trưng của gốm Gò Sành. Xương gốm tương đối mỏng, tạo dáng nhẹ nhàng hoa văn trang trí đơn giản, không kín, chủ yếu là khoe vẻ đẹp và sự phối hợp khéo léo giữa dáng bình và màu men. Tuy nhiên ở kỹ thuật sản xuất gốm của Chămpa cũng có một số sản phẩm men ngọc.
Bình rượu củ tỏi:  Bình 1:cao 24cm, đường kính miệng 4cm và đường kính đáy 8cm, bình 2 cao18cm, đáy 4cm miệng 3 cm, bình 3 : cao 11cm, đáy 2, 5cm . Bình rượu được cấu tạo dáng hình củ tỏi, miệng tròn, vai phình, bụng thon về đáy, dáng nậm rượu cấu tạo rất đặc biệt, cổ cao 8cm rất hài hòa và tinh tế. Nậm có men màu nâu vàng, không có hoa văn trang trí. So sánh với đồ gốm thời Lý-Trần có những nét khác biệt nhất là về loại hình và gốm Gò Sành dày hơn
Qua việc nghiên cứu bình rượu Gò Sành đã cho thấy một phần nào sự phát triển của gốm sứ Chămpa đã đạt đến một trình độ kỹ thuật khá cao. Gốm Gò Sành không những đáp ứng nhu cầu phục vụ cho vua chúa, quan lại Chămpa xưa mà còn khẳng định được vị trí của mình qua con đường tơ lụa tiêu biểu vào thế kỷ XII và thế kỷ XV qua các nước Đông Nam Á như Philippines, Nhật, Malaysia, Indonesia…vv, đã chứng minh cho gốm Gò Sành một thời hưng thịnh sau đó suy tàn và mãi tới năm 1972-1990 mới được phát hiện và công bố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Yoji Aoyagi. Excavation of the Go Sanh  kiln complex  Champa  ceramic  in the history oe the maritime route of silk  road
Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch Sử  VNTPHCM
Hùynh Hữu Ủy: Con rồng  trong mỹ thuật Huế, tạp chí Mỹ Thuật, trang 45-48 .