Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 11
Truy cập hôm nay: 31959
Tổng số truy cập: 1912544
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

TƯỢNG THẦN SHIVA CỦA INĐÔNÊSIA

2013-01-03 08:15:01

Các đảo Java và Sumatra ở Inđônêsia từ thế kỉ thứ VI đến thế kỉ thứ VII sau công nguyên bắt đầu giao dịch thường xuyên với Ấn Độ, dẫn đến kết quả là du nhập Hindu giáo vào các đảo này và các giáo lý, kiến trúc và nhất là điêu khắc. Có thể nói đây là sự giao thoa văn hóa làm phong phú cho nền văn hóa Inđonêsia.

Bá  Trung Phụ



Hindu giáo Inđônêsia đã ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng tôn giáo và ý thức tâm linh của cộng đồng dân cư Inđônêsia, nhiều nhất là đảo Java và Bali, trong đó các vị thần linh như Brama, Visnu, đặc biệt là thần Shiva được giới thiệu, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử - TP. Hồ Chí Minh.
Tượng thần Shiva được nghệ nhân khắc họa bằng chất liệu đá, cao: 88 cm, ngang: 44 cm, niên đại thế kỉ 19. Trong nghệ thuật điêu khắc thần Shiva ở Đông Nam Á thường thấy có các tư thế như đi, ngồi, nằm và đứng. Tư thế đứng bắt gặp rất nhiều ở điêu khắc đá Champa, Kh’mer, Óc Eo và đặc biệt là ở Inđônêsia. Tượng được thể hiện đầu đội nón Kirita hình tháp được cách điệu bởi 7 cái đầu lâu tượng trưng cho 7 tầng lớp của vũ trụ, theo thuyết vũ trụ luận trung tâm của vũ trụ là một quả núi tên là Mêru, từ đỉnh đó mọc lên nhiều đỉnh khác nhau của thế giới, ngọn núi cao nhất được bao bọc bởi 7 quả núi đồng tâm, mỗi dãy cách xa nhau bởi một trong 7 đại dương ngăn cách bởi vành đai ngọn núi gọi là luân vi. Với 2 con mắt, mũi cao, miệng hơi rộng, đeo hai bông tai gọi là “Pầm”, ở cổ đeo yếm. Ngoài ra còn đeo sợi dây trang sức cách điệu bằng đầu lâu biểu hiện cho đẳng cấp cao. Theo tư liệu nghiên cứu của Aymonier và tư liệu Kinh Vệ Đà Shiva thường lui tới các nghĩa trang và nơi hỏa táng, có lúc cầm một cây trượng có gắn đầu lâu của người chết và có khi mang một chuỗi xương hay đầu lâu của người chết. Với bốn cánh tay: tay trái cầm bát nước, tay phải cầm nụ sen, hai tay còn lại cầm kinh Vệ Đà và cây ba chĩa giơ lên đưa lòng bàn tay ra phía trước biểu hiện một cử chỉ khẳng định. Hai chân với tư thế hai gót chân chụm vào nhau trên 5 cái đầu lâu, đeo hai vòng trang sức, đặc biệt có nét dị biệt của phong cách Shiva Indonesia với các nước ở phương Đông là Linga (Dương vật) tả thực trông rất ngộ nghĩnh nhưng mang hàm ý của sự phồn thực, của hủy diệt và tái sinh giống như bản chất của thần Shiva vậy, xung quanh bệ đá thần Shiva nghệ nhân còn tạo với những nét khắc họa hoa văn ngọn lửa và dây lá cách điệu gần gũi với phong cách Indrapura (Quảng Nam – Đà Nẵng - Champa) và phong cách Kh’mer đã tô thêm vẻ đẹp của pho tượng.
Qua nghiên cứu chúng tôi cho rằng, thần Shiva đã được nghệ nhân nhân cách hóa, thể hiện những động tác như hủy diệt biểu hiện ở đầu lâu và tái sinh biểu hiện ở sinh thực khí Linga. Ngoài ra, nghệ nhân khắc họa thần Shiva không phải chỉ là linh hồn mang nặng tính chất của một chủ nghĩa thần thoại nồng nhiệt mà còn có những triết lý, tư tưởng của Hindu. Shiva biểu hiện ở cách suy tàn của mỗi sinh linh và cũng là đấng tạo hóa tái sinh biểu hiện ở múa trường sinh bất tử của vũ trụ mênh mông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Meher Mc. Arthur. Tìm hiểu mỹ thuật Phật giáo. NXB Mỹ Thuật 2005.
2.    Roye Graven. Mỹ thuật Ấn Độ. NXB Mỹ Thuật 2005.
3.    Mallerelt. Nghệ thuật Đông Dương
4.    Trường Khan, Trường Sinh. Tìm hiểu văn hóa Thái. NXB. Văn hóa Thái Lan. 2011