Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 11
Truy cập hôm nay: 31962
Tổng số truy cập: 1912547
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

Triển lãm trên pano vải về những phát hiện mới về Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội

2012-06-22 08:59:02

Từ cuối năm 2002, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, trung tâm KHXH & NV Quốc gia phối hợp với Bộ VHTT, Bộ xây dựng chỉ đạo Viện khảo cổ học và Sở VHTT Hà Nội tiến hành khai quật khảo cổ học khu vực xây dựng nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới.

Sau hơn một năm lao động khẩn trương, cuộc khai quật khảo cổ bước đầu đã thu được kết quả to lớn: Hàng triệu hiện vật bằng đất nung, gốm sứ, kim loại và tàn tích đồ gỗ đã được phát hiện; hàng chục ngàn m2  nền móng công trình kiến trúc được xuất lộ đã chứng tỏ sự tồn tại của một kinh đô Thăng Long với quy mô hoành tráng và vẻ đẹp rực rỡ, phát triển liên tục từ TK 7 – đầu TK 20.

Theo chính sử tại khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long, các triều đại Lý , Trần, Lê đã xây dựng rất nhiều kiến trúc cung điện, lầu gác, chùa tháp ở xung quanh điện trung tâm là điện Càn Nguyên (sau đổi là điện Thiên An) thời Lý và thời Trần, điện Kính Thiên (thời Lê) trên cơ sở thành Đại La (TK 7 – 9).

Trên toàn khu vực khai quật, vị trí nào cũng xuất lộ các tầng văn hóa có chứa các dấu tích lịch sử và văn hóa Thăng Long – Hà Nội trong khoảng hơn 1.300 năm lịch sử. Từ độ sâu 4,2m đến 0,9m cách mặt đất xuất lộ các tầng văn hóa chồng xếp lên nhau. Các nhà KCH đã tìm thấy những di tích kiến trúc đặc trưng cho các thời kỳ tiền Thăng Long, thời Lý, Trần, Lê trong 51 hố khai quật. Dấu tích của các kiến trúc đó đã tìm thấy rất nhiều thể hiện qua các móng trụ được gia cố rất kỹ lưỡng bằng sỏi và gạch ngói vụn. Gạch, ngói… được sử dụng trong trang trí kiến trúc, mỗi thời kỳ hiện vật đều có các đặc trưng riêng.

Qua 22 pano, chúng tôi muốn giới thiệu những nét tổng quát nhất về ý nghĩa và quy mô của cuộc khai quật lớn nhất ngành Khảo cổ học Việt Nam để công chúng phần nào hiểu biết về bề dày lịch sử của kinh đô Thăng Long – Hà Nội.