Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 12
Truy cập hôm nay: 31957
Tổng số truy cập: 1912542
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

MỘT KIỂU DÁNG GỐM LẠ Ở BẢO TÀNG LỊCH SỬ TP.HCM

2013-01-02 08:19:12

Hiện nay, tại Bảo tàng lịch sử TP.HCM có lưu giữ 02 chiếc bình gốm màu đen có kiểu dáng lạ mang số BTLS. 4064 và BTLS.4065

Trần Thị Thanh Đào
Trần Thị Thúy Phượng
Nguyễn Khắc Xuân Thi



+ Bình mang số BTLS.4064 gồm có 4 phần:
1. Phần miệng: hình búp sen, phía trên nhẵn bóng, phía dưới có 1 hàng hạt nổi và 1 đường gờ có khắc răng cưa vòng quanh, phần này cao 7 cm, có chu vi 20cm, đường kính miệng 5 cm.
2. Phần cổ: gồm 6 đường gờ nổi có khắc răng cưa, phần phía dưới có 2 đường kẻ chìm, phần này cao 5 cm, có chu vi 24cm.
3. Phần thân có hình cầu, bên ngoài chia múi gồm 33 múi như hình cánh sen xếp kế tiếp nhau, phần này cao: 9 cm, có chu vi 45 cm.
4. Phần đế loe, phía trên có 2 đường gờ khắc răng cưa, phía dưới có khắc chìm hình cánh sen vòng quanh chân đế,  mặt đế ngang bằng.
+ Bình mang số BTLS.4065 có hình dáng tương tự như tiêu bản BTLS.4064 nhưng kích thước có khác ở các phần như sau:
1.    Phần miệng cao 8cm, có chu vi 25cm, đường kính miệng 6,5cm
2.    Phần cổ cao 7cm, có chu vi  32cm
3.    Phần thân cao 12cm, có chu vi 59cm, có khắc 43 múi
4.    Phân đế cao 4cm, phần này ngoài đường cánh sen lật úp xuống còn có 1 hàng chấm tròn nỗi
Toàn thân hai sản phẩm này màu đen và sáng như có bôi lớp men bóng.
Vào khoảng những năm 40 của thế kỷ trước các bình này được xem là một loại chai đựng nước, có nguồn gốc từ miền Đông hoặc miền Tây Ấn độ hay Pakistan, có tên gọi là “Surei” du nhập sang biên giới Mianma, ở vùng thuộc dân tộc Shan, một người trưởng làng đã giới thiệu kỹ thuật làm gốm cho làng của mình. Loại hình đựng nước uống này nhanh chóng trở thành sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường Jinhong, thủ phủ chính tại Sipsongpanna (huyện Cảnh Hồng, tỉnh Vân Nam, Trung quốc) ngày nay. Dần dần, thợ gốm nam thay dần thợ gốm nữ trong việc sản xuất loại hình này trong hoạt động hàng ngày của họ. Loại hình này cũng được sản xuất ở phía Bắc Lào thuộc tỉnh Luang Prabang.
 Đây là một loại hình gốm lạ, được chạm khắc tinh tế, việc chia tỷ lệ các phần trên một sản phẩm hài hòa, có thể nói tay nghề của thợ thủ công vùng này khá điêu luyện, cách vuốt gốm  công phu, phần cổ chạm khắc theo kiểu hình con tiện, với các lớp cắt sâu, nông, cách khắc răng cưa đều đặn, thân có khắc khía và tạo hình cong mềm mại, cân xứng, thoáng nhìn như sản phẩm mang chất liệu gỗ nhưng thật ra nó làm bằng đất nung màu cam nhạt được phủ men màu đen trước khi nung, khi qua lửa sản phẩm có màu đen cứng cáp và bóng bẩy, nhiệt độ nung từ 600 độ C đến 900 độ C,  hình dáng còn làm người ta liên tưởng đến các quả thuốc phiện của vùng biên giới Lào, Mianma. Phần dưới chân bằng phằng và không có dấu vết của bàn xoay.
Tuy phát triển muộn màng ( thế kỷ XIX- XX) ở các nơi như Mianma, Lào và vùng Bắc Thái lan nhưng nó  khác hẳn các loại hình gốm tìm thấy trong khu vực như Thái lan nở rộ và có các lò gốm khắp các vùng với gốm men trắng hoa đen, gốm men ngọc, gốm men đen, … Campuchia với gốm đất nung, gốm men trắng, gốm men đen,…mà Bảo tàng đang lưu giữ. Chất liệu đất làm go61mla2 loại đất mịn không pha nhiều tạp chất có thể lấy từ vùng núi trong khu vực Tây Á. Việc sản xuất và sử dụng loại hình này trải dài từ Ấn Độ, Pakistan, Mianma, Vân Nam (Trung Quốc), Lào, Thái. Qua đó thể hiện mối giao lưu văn hóa rộng rải trong khu vực.
Trong  khu vực Đông Nam Á, được biết các Bảo tàng có lưu giữ loại bình này  như sau:
- Bảo tàng Lào có 10 tiêu bản
- Bảo tàng Quốc gia Campuchia có 1 tiêu bản
- Bảo tàng lịch sử TP.HCM có 2 tiêu bản
Cách tạo dáng các loại bình gốm này khá công phu dù chỉ một màu đen đậm đà với số lượng chưa tìm thấy đại trà phải chăng được dùng đựng loại nước tinh khiết để dâng lên Đức Phật?
Theo tài liệu cũ của Bảo tàng, 2 hiện vật gốm này là quà tặng của một người Pháp cho Bảo tàng vào năm 1956. Với mong muốn bổ sung các hiện vật có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á thì với 2 tiêu bản gốm đã góp phần vào bản đồ gốm của khu vực, từng bước đáp ứng yêu cầu Bảo tàng đang trên đường trở thành Bảo tàng Nghệ thuật Đông Nam Á.