Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 12
Truy cập hôm nay: 31959
Tổng số truy cập: 1912544
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

HŨ GỐM ĐẤT NUNG SƯU TẦM TẠI BẠC LIÊU - Nguyễn Việt Trung

2012-06-13 11:41:37

Đầu năm 2007, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh có sưu tầm được hai hũ gốm đất nung trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Hai hũ này có hình dáng và cấu tạo giống nhau.

    Hũ có kích thước : Cao: 19,5cm, đường kính thân nơi lớn nhất : 20cm, đường kính miệng: 14,7cm, đường kính đáy: 12cm. Đáy và thân gốm có độ dày: 5,5cm.
    Hũ có dáng như một chiếc lu thu nhỏ, không nắp đậy, dày và nặng, miệng hơi loe, bằng, bẻ hướng ra ngoài, nở vai và thu hẹp dần xuống đáy, đáy bằng. Mặt trong hũ còn hiện rõ các khoanh vòng tròn xếp lên nhau khi nặn, mặt ngoài miết nhẵn.
    Hũ không trang trí hoa văn, chất liệu chế tạo gồm đất sét pha cát sạn, vỏ sò và hạt thạch anh. Xương gốm màu vàng ửng đỏ, mặt ngoài da gốm thô ráp.
     Hiện trạng miệng hũ mẻ vài chỗ, để lộ xương gốm khó đồng nhất. Thân hũ còn khá nguyên vẹn.
    Nhận xét : Dáng hũ cân đối, đẹp, chiều cao và rộng gần bằng nhau tạo thành thế vững chãi. Độ dày xương gốm cùng với dáng hũ tạo cảm giác đây là loại đồ vật để nơi cố định, ít di chuyển. Hũ gốm này có thể được dùng để bảo quản kỹ lưỡng chất độc hại nào đó hơn là sử dụng để đun nấu trong sinh hoạt hàng ngày.
    Phải chăng đây là một loại sản phẩm tiếp nối dòng gốm thô Óc Eo của các cư dân sinh sống vùng Tây Nam Bộ? Niên đại hũ gốm được đoán định khoảng TK XVII – XVIII. Tuy ra đời khá muộn nhưng số lượng hũ gốm này cho đến nay được phát hiện không nhiều.