Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 7
Truy cập hôm nay: 31952
Tổng số truy cập: 1912537
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

HAI BÀ TRƯNG

2013-03-22 16:19:17

Dưới sự cai trị hà khắc của Thái thú Tô Định, lại thù Tô Định giết chồng mình là Thi Sách, tháng 3 năm 40, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị và nhiều bậc hào kiệt khác phát động và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Hán và nhanh chóng được nhân dân cả nước hưởng ứng. Tô Định phải hốt hoảng bỏ chạy về nước.

Khi đã quét sạch hết quân đô hộ ra khỏi đất nước, năm 41 Trưng Trắc xưng vương lấy danh vị là Trưng Nữ Vương  thành lập một hệ thống chính quyền độc lập và tự chủ đóng đô ở Mê Linh. Năm 43, quân Đông Hán sang đàn áp cuộc khởi nghĩa, chính quyền của Trưng Nữ Vương bị lật đổ. Hai Bà Trưng đã tử trận trên sông Hát.

  • Đánh giá:

-          Sử gia Lê Văn Hưu  viết trong “Đại Việt sử ký toàn thư”:

Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi ! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy

- Vua Tự Đức viết trong “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”:

Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm !

·         Ghi công:

Hai Bà Trưng là những nữ anh hùng của dân tộc Việt Nam. Được  nhân dân thờ cúng tại nhiều đền thờ, trong đó lớn nhất là Đền Hai Bà Trưng ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và Đền Hai Bà Trưng thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh Vĩnh Phúc nay là Mê Linh, Hà Nội- quê hương của hai bà. Các danh xưng của hai bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trưng Vương, Hai Bà Trưng) còn được đặt cho nhiều trường học, đường phố, quận... ở Việt Nam.