Giới thiệu Thư viện Bảo tàng Lịch sử
I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ THƯ VIỆN BTLS: Ra đời từ năm 1865 với tên gọi là thư viện của Ủy Ban Canh Nông Kỹ Nghệ Nam Kỳ của nhà nước thuộc địa, chuyên tập trung các tài liệu liên quan đến nông nghiệp, vốn sách ban đầu của thư viện hầu hết là các tạp chí canh nông xuất bản tại Đông Dương, sách tặng từ các hội Canh Nông ở Pháp và ở các nước thuộc địa khác của Pháp.
Năm 1883, không được chính quyền thuộc địa trợ cấp, Ủy Ban Canh Nông và Kỹ Nghệ Nam kỳ giải tán. Một số thành viên trong Ủy Ban Canh Nông và Kỹ Nghệ Nam kỳ đứng ra thành lập Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Etudes Indochinoises) và như thế thư viện của Ủy Ban Canh Nông và Kỹ Nghệ Nam kỳ trở thành thư viện của Hội Nghiên Cứu Đông Dương. Thư viện hội Nghiên Cứu Đông Dương tuy có lĩnh vực hoạt động mới về khảo cổ học, nghệ thuật, dân tộc học, địa dư, lịch sử, triết học và tôn giáo…của Đông Dương tức 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia nhưng ngoài việc bổ sung sách, xuất bản sách, tạp chí…cho Hội Nghiên cứu Đông Dương, thư viện vẫn tiếp tục duy trì, phát triển những sách, tạp chí về nông nghiệp đã có…
Khi Bảo tàng Blanchard de la Brosse thành lập năm 1929, hội Nghiên Cứu Đông Dương và thư viện của hội được đặt trụ sở tại đây và năm 1956 họ được chế độ cũ cho phép tiếp tục hoạt động khi bảo tàng Blanchard de la Brosse đổi tên thành Viện bảo tàng Quốc Gia Việt Nam tại Sài Gòn. Cho đến trước ngày 30/04/1975 thư viện hội Nghiên cứu Đông Dương đã đạt con số 10.000 đầu sách và tạp chí …được đánh giá là một trong những thư viện có nội dung phong phú của miền Nam.
Sau khi miền Nam giải phóng, thư viện của Hội Nghiên cứu Đông Dương được Bảo tàng Lịch sử tiếp quản, gìn giữ, khai thác, hiện nay trở thành một phần của thư viện Bảo Tàng Lịch sử. Như vậy, tính theo tuổi đời thì thư viện này đã có gần một thế kỷ rưỡi tồn tại.
II. HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
1. Tổ chức kho:
Thư viện BTLS có đặc thù riêng về tài liệu và đối tượng người đọc. Với vốn tài liệu mang tính chất chuyên ngành, phục vụ cho nghiên cứu, học tập; thư viện gồm 2 kho:
1.1* Kho 1: hoàn thành trước năm 1975, tài liệu trong kho sắp xếp theo một số chuyên đề đặc biệt và chuyên đề các vùng, các nước trên thế giới với mã từ A đến X là Sách và Z là Tạp chí. Độc giả tìm tài liệu qua hệ thống tủ mục lục, trong đó :
- A: là thư mục, danh mục, bảng tra, bảng báo cáo, niên giám, sách về thư viện học.
- B: là các loại từ điển, tiểu từ điển, từ điển chuyên ngành, bách khoa toàn thư.
- C: là các loại bản viết tay, sách có kiểu chữ đặc biệt.
- D: các loại tài liệu về triết học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
- E: tài liệu về thế giới nói chung, châu Mỹ, châu Phi, Ấn Độ và La Mã.
- F: các tài liệu có liên quan các nước thuộc địa của Pháp (trừ Đông Dương).
- G: các tài liệu có liên quan đến nước Pháp.
- H: các tài liệu có liên quan đến châu Âu.
- I: các tài liệu về châu Á, phần châu Á của nước Nga, Caucasie, Turkestan.
- J: tài liệu có liên quan đến Tây Á, Tiểu Á, Ả Rập, Palestin, Ba-Tư, Afganistan.
- K: tài liệu có liên quan đến Trung Quốc và Tây Tạng.
- L: Tài liệu có liên quan đến Nhật Bản và Triều Tiên.
- M: Tài liệu có liên quan đến Malaisie, đảo Pénang, Singapore, eo biển Malacca, Indonésia, Philippine.
- N: Tài liệu có liên quan đến Ấn Độ thuộc Anh, Đông Dương thuộc Pháp.
- O: Tài liệu liên quan đến Đông Dương, Miến Điện, Thái Lan xưa (Xiêm La)
- P: Tài liệu về Việt Nam.
- Q: Tài liệu về Nam bộ.
- R: Tài liệu có liên quan về Champa, các quốc gia vùng núi phía Nam Đông Dương.
- T: Tài liệu về Campuchia và Lào.
- V: Tài liệu liên quan đến vùng phía Bắc Việt Nam và Tây Nguyên.
- W: Tài liệu liên quan về Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- X: Những tác phẩm được viết bằng chữ Việt Nam.
- Z : Tập san, tạp chí, ấn phẩm của những Hội.
1.2* Kho 2 : sắp xếp theo số đăng ký cá biệt kết hợp với ngôn ngữ và khổ sách. Hệ thống kho này được thực hiện sau năm 1975 và sử dụng cho đến nay. Độc giả tìm tài liệu qua hệ thống tủ mục lục theo tên tác giả, nhan đề ; trong đó :
- Sách chữ Việt: VL, VV, VN.
- Sách chữ La tinh: LL, LV, LN, LL.
- Sách chữ Hán: H
- Tạp chí chữ Việt: CV
- Tạp chí thuộc ngữ hệ La Tinh: CL
Hệ thống tra cứu trên máy vi tính đã được xây dựng nhưng sử dụng nội bộ.
2. Vốn tài liệu:
Về số lượng, vốn tài liệu của thư viện BTLS cho đến nay gồm khoảng 13.000 quyển sách, 620 loại tạp chí (7.000 quyển), 100 bản đồ cổ và 74 loại đĩa CDROM… xuất bản ở nhiều nước, được viết bằng nhiều loại ngôn ngữ của các loại ngữ hệ như Việt, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Đan Mạch, Hà Lan, Hungari, Thụy Điển, Nhật, Trung Quốc, có cả những loại chữ viết cổ như chữ Nôm, Thái, Mã Lai…
Về niên đại, một số vốn tài liệu của BTLS có năm xuất bản từ giữa thế kỷ XIX và xưa hơn nữa,trong đó có những tài liệu độc bản. Vốn tài liệu của thư viện BTLS thuộc nhiều ngành khoa học, chủ yếu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn như: văn hóa học, bảo tàng học, lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học, nghệ thuật, tôn giáo, triết học….liên quan đến quá khứ của nhiều nước trên thế giới…có thể giúp ích, hỗ trợ cho độc giả công tác học tập, nghiên cứu, thưởng ngoạn.
Xin giới thiệu với độc giả một số tài liệu:
* Sách :
- Đại Nam quốc âm tự vị = Dictionnaire annamite / Paulus Huỳnh Tịnh Của .- Saigon : Imprimerie Rey, Curiol et cie, 1896 .- 2 tomes (B.15).
- Ars Asiatica / G. Grosliers .- Paris : Editions Van est , 1924 – 1935 – 15 tomes. (I.7)
- Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam / Alfred Petelot .- Saigon Imprimerie d’Extrême-orient, 1954 .- 4 tomes (O.534).
- Voiliers d’ Indochine / J.B. Piétri .- Saigon : S.I.L.I. . 1949 .- 129 p. : Ilustr. (O.420)
- Inventaire descriptif des monuments Cams de l’Annam / Henri Parmentier .- Paris : Imprimerie nationale , 1909-1918 - 2 tomes + 2 series de planches (R.10 a, R.10 b.)
- Treasures from the Hoi An hoard : Important vietnamese ceramic .- California : Butterfields, 2000 .- 333 p.: illustr. (LV.437)
- L’art khmer en situation de réserve .- Marseille : Editions Européennes , 1997 .- 151 p. : Illustr. (LV.438)
- Nature, God of nature : Envisioning an ethics of nature / Richard L. Fern .- Cambridge : Cambridge University press , 2000 .- 281 p. (VL.466)
- The arts of Japan: Ancient and medieval / Seiroku Noma .- Japan: Kodansha International , 2003 .- 308 p. (LV.476)
- Technique du peuple annamite = Mechanics and crafts of the annamites / Oliviers Tessier , philippe Le Failler ; Trân Đình Bình (dịch) .- Hanoi : Ecole Française d’ Extrême , 2009 .- 3 tomes : ill. (LV.487 – LV. 490)
- Hindu – Buddhist art of Vietnam : Treasures from Champa / Emmanuel Guillon .- Thailan: Amarin Pring and Publishing Public Co., Ltd. .- 204 p.: ill.(LV.438)
- Les Portugais sur les côtes du Viêtnam et du Champà : Etude sur les routes maritimes et les relations commerciales, d’après les sources portugaises (XVI e, XVII, XVIII siècles) / Pierre-Yves Manguin .- Paris : Editions de Ecole Française d’Extrême-orient , 1972 .- 324 pp. + 21 fig, 3 cartes (LL.95, LL96)
* Tạp chí:
- Bulletin des Amis du Vieux Hue .- Hanoi : Imprimerie d’Extrême-orient, xuất bản: 1914 - 1944 (Z.2)
- Bulletin de la Sociéte des Etudes Indochinoise .- Saigon : Sociéte des Etudes Indochinoise , 1883 – 1975 (Z.33).
- La Revue Indochinoise .- Hanoi : Imprimerie F.- H. Schneider, 1871 – 1925 (Z.34)
- Extrême Asie : Revue de l’activité intellectuelle et de l’évolution sociale en Extrême-orient .- Saigon : Société Extrême Asie , 1925 - 1933 (Z.42)
- Journal art asiatique : Recueil de mémoires et de Notices Relatifs aux Etudes Orientales .- Paris : Edition Ernest Leroux , 1884 -1974 (Z.111)
Giờ phục vụ bạn đọc: Sáng 8g-11g 30, Chiều 13g30-17g.Từ thứ 2 đến thứ 6.
Nghỉ : Thứ bảy, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết.
Đối tượng phục vụ : Bạn đọc trong và ngoài Bảo tàng Lịch sử, kể cả người nước ngoài.
Hân hạnh được đón tiếp quý độc giả.
Hình bìa một số tài liệu: