Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 11
Truy cập hôm nay: 31959
Tổng số truy cập: 1912544
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

13. Bình phỏng bình nóng vẽ rồng núi thời Hán (số hiệu BTLS 6028)

2012-06-14 16:39:05

Công dụng: đựng rượu tế. Bình cao 26cm hình củ tỏi, bầu tròn, cổ thót hình trụ nhỏ và dài, đường kính miệng 4cm, đường kính đáy 10,5cm.

Bình chia làm 7 khoang nhỏ và 5 khoang, rộng không đều từ trên xuống lần lượt như sau:

- Khoang 1 rộng 1cm khắc chìm hoa văn ô trám.

- Khoang 2 rộng 1cm đúc nổi hoa văn tua rua.

- Khoang 3 rộng 2cm khắc lại hoa văn ô trám.

- Khoang thứ nhất rộng 5,2cm đúc nổi 2 con rồng rúi (như con thú 4 chân) nằm trong ô tròn kiểu mây, nối nhau trên nền những đường xéo theo nhiều phương vị.

- Khoang 4 rộng 1 cm lại là hoa văn tua rua.

- Khoang thứ hai rộng 4,3cm có 4 con rồng núi và 2 con mắt, đối nhau qua những đường gờ hình vòng cung trên nền những đường gạch xéo.

- Khoang 5 hoa văn ô trám rộng 1cm.

- Khoang thứ ba rộng 2cm có 4 con rồng núi dài nối đuôi bay lượn trên nền gạch xéo. Đây là đoạn ở vai bình.

- Khoang 6 gồm 3 đường gờ đồng tâm chạy chỉ rộng 2cm.

- Khoang thứ tư rộng 6cm ở vị  trí bụng bình. Khoang này có 1 đường hình sóng chạy hết chu vi bình, có 12 con rồng núi chạy trên các đỉnh sóng và bụng sóng (6 con trên đỉnh, 6 con ở bụng) lại có 6 con khác nằm trong các vòng hình mây ngay dưới mỗi bụng sóng. Hai con một cặp đối đầu hoặc giao đuôi.

- Sát chân bình là khoang thứ 7 rộng 2cm chạm ô trám lớn.

- Cuối cùng là chân bình (khoang thứ năm) có 5 con rồng núi cắn đuôi nhau chạy ngược chiều kim đồng hồ trên nền gạch xéo.

Chữ Biểu ghi trên bề dày miệng bình. Trọnng lượng bình được ghi là 9 cân 4 lạng (thực tế cân được 5,7kg).

Bài minh ở phía ngoài đáy bình. Nội dung như sau:

Chữ Hán:

御製

靜則有守動則有用經濟合宜文武道共

明命己亥

倣漢山龍溫壺

Âm Hán Việt

Ngự chế

Tĩnh tắc hữu thủ động tắc hữu dụng kinh tế hợp nghi văn võ đạo cộng.

Minh Mạng Kỷ Hợi

Phỏng Hán Sơn Long Ôn Hồ.

* Tạm dịch:

Vua làm.

Yên thì để đấy, động thì có ngay, làm ăn thích hợp, văn võ đều dùng.

Năm Kỷ Hợi – Niên hiệu Minh Mạng

Làm phỏng bình nóng vẽ rồng núi thời Hán. (xem PL23:237-238).

** Qua phần mô tả trên, 13 hiện vật có những điểm cơ bản sau:

- Kiểu dáng, hoa văn làm phỏng theo thời Tam Đại.

- Khắc những chữ Hán theo 3 phần riêng biệt:

* Phần thứ I chỉ ghi một chữ Biểu (nghĩa là tấu dâng lên vua). Nếu hiện vật có 2 bộ phận khác nhau thì mỗi bộ phận có một chữ Biểu. Thí dụ như ấm Phụ Phủ Đinh trên nắp có một chữ Biểu, trên thân cũng có một chữ Biểu.

* Phần thứ II gồm một dòng chữ ghi trọng lượng hiện vật.

* Phần thứ III ghi bài minh ngự chế, năm sản xuất và tên gọi của hiện vật.

Tùy theo sự phân bố hoa văn mà các phần chữ khắc nói trên được bố trí vào chỗ thích hợp, chẳng hạn như chữ Biểu thường được ghi trên mặt bề dày của hiện vật, dòng chữ ghi trọng lượng thường được khắc trên thành miệng hiện vật… cũng có hiện vật cả chữ Biểu và dòng ghi trọng lượng bị lược bỏ vì mật độ hoa văn quá dày.

Bài minh ngự chế quan trọng nhất, nhiều chữ nhất thường được khắc ở các vị trí sau: dưới đáy, quanh thân hoặc trong lòng hiện vật. Đây là phần không thể bị lược bỏ.

Phương pháp khắc chữ cũng có những điểm khác biệt tùy theo tầm quan trọng của dòng chữ khắc, như bài minh sử dụng phương pháp khắc chìm, còn chữ Biểu và dòng ghi trọng lượng dùng phương pháp khắc rạch. Chữ khắc chìm nét sâu, sắc sảo theo đúng thư pháp, chữ khắc rạch thô sơ mờ nhạt.

13. Bình phỏng bình nóng vẽ rồng núi thời Hán (số hiệu BTLS 6028)
Xem Ảnh lớn