Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 14
Truy cập hôm nay: 48910
Tổng số truy cập: 2527877
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

TP HỒ CHÍ MINH VINH DANH NGHỆ NHÂN ƯU TÚ VÀ TRAO BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH CẤP THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN

2015-11-23 08:26:36

Sáng 19/11, UBND TP.HCM tổ chức trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cho 16 cá nhân có nhiều cống hiến trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể; đồng thời trao quyết định, bằng xếp hạng 10 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Các di tích được công nhận đợt này gồm: Đền thờ Hùng Vương (trong khuôn viên Thảo Cầm Viên, quận 1), Hội quán Tam Sơn (quận 5), chùa Giác Hải (quận 6), Viện Pasteur TPHCM (quận 3), Trường THPT Marie Curie (quận 3), Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THCS Hồng Bàng (quận 5), mộ ông Nghị viên địa hạt Đặng Tân Xuân (trong khuôn viên Học viện Chính trị - Hành chính khu vực 2, quận 9), cầu Mống (nối quận 1) và Mộ cổ họ Lâm (trong công viên Tao Đàn, quận 1).

Những nghệ nhân được trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” có: Đức Dậu, Đoàn Văn Dũng, Đàng Quang Dũng, Lương Tấn Hằng, Nguyễn Tấn Nhì, Lê Hoàng Tấn, Lê Khắc Tùng, Phạm Thị Tuyết, Phạm Công Tỵ, Lưu Kiếm Xương, Nguyễn Thị Hồng Vanh, Trương Hán Minh, Trương Lộ, Lý Khắc Nhu, Nguyễn Thanh Vân và Nguyễn Thế Viên.

Tại buổi Lễ, thay mặt lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân ghi nhận và biểu dương các cá nhân, tập thể đã có những đóng góp thiết thực của trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa tại Thành phố, đặc biệt là những cá nhân, đơn vị vinh dự được Nhà nước khen thưởng dịp này.

Đây là những cá nhân có phẩm chất đạo đức và tài năng nghệ thuật đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến tiêu biểu trong việc bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của cả nước nói chung và của Thành phố nói riêng.

Lãnh đạo Thành phố mong muốn các nghệ nhân sẽ tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ của mình để góp phần cùng cùng cơ quan chức năng Nhà nước và cộng đồng trong việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị di sản. Đặc biệt là phát huy, tạo sự lan tỏa và truyền cảm hứng sáng tạo cho các nghệ nhân trẻ để nhân rộng các ngành, nghề truyền thống, góp phần vào sự phát triển bền vững của TP.HCM.

Chủ tịch Lê Hoàng Quân cho biết, thời gian qua công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa tại TP.HCM luôn được lãnh đạo Thành phố và các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm, trân trọng. Nhiều di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn và phát huy, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Thời gian tới, các Sở, ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Trong đó, cần chú trọng xây dựng đề án trung tu, tôn tạo các công trình, di tích có dấu hiệu xuống cấp; đồng thời vun đắp và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nghệ nhân truyền dạy, giữ gìn và bảo tồn các loại hình di sản văn hóa, nghề truyền thống.

Lãnh đạo Thành phố cũng đề nghị các cơ quan chức năng tập trung nghiên cứu, đề xuất chế độ các chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với các Nghệ nhân ưu tú có nhiều đóng góp, đặc biệt là những nghệ nhân cao tuổi, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố.

Tại TP.HCM hiện có 165 công trình, địa điểm đã được xếp hạng di tích, trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 57 di tích cấp quốc gia và 107 di tích cấp Thành phố. Ngoài ra, Thành phố có 03 loại hình di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Nghệ thuật đờn ca tài tử, Hát ca trù và Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ.

 

Phan Hoàng (Theo http://tphcm.chinhphu.vn/)