Đăng kí nhận thông báo
Thống kê
Đang Online: 13
Truy cập hôm nay: 73770
Tổng số truy cập: 3306285
 
Yahoo Messenger

donhuminhkhoa
 
Đặt quảng cáo

 

Phố Hàng Đào - Hà Nội

2012-06-14 16:45:44

Rue de la Soie - tên gọi chính thức bằng tiếng Pháp trong bản đồ hành chính thành phố Hà Nội - đủ để giải thích tên gọi “Hàng Đào”. Đây chính là phố bán các loại vải vóc, tơ lụa mà có lẽ là loại vải màu điều (đào/đỏ).

Nghề nhuộm màu tạo nên loại sản phẩm đặc trưng trở thành tên gọi của một trong những con phố nằm trên trục đường thuộc loại sầm uất nhất của người bản xứ, chạy dọc từ Bờ Hồ cho đến Chợ Đồng Xuân.

Ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh chính là nhà số 4 nơi cư trú của gia đình cụ Cử Can. Ngôi nhà 2 tầng có lan can màu trắng cách 2 ngôi nhà tiếp theo là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh chính là nhà số 4 nơi cư trú của gia đình cụ Cử Lương Văn Can. Ngôi nhà 2 tầng có lan can màu trắng cách 2 ngôi nhà tiếp theo là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Sách “Dư Địa Chí” của danh nhân Nguyễn Trãi gọi tên gốc của phố này thuộc địa phận “phường Đại Lợi”, tâp trung dân làng Đan Loan chuyên nghề nhuộm tơ lụa có từ thời Trần - Hồ, rồi quy tụ đến đây như một khu chợ  vải vóc cũng họp theo phiên. Phiên chợ thu hút các làng dệt tứ xứ đến mua bán, như the từ La Cả, La Khê, lĩnh từ làng Bưởi ven Hồ Tây, gấm vóc của Vạn Phúc, rồi các giao dịch của thợ nhuộm, thợ cửi, người bán tơ, bán sợi...

Điểm rẽ của 2 tuyến xe điện, một đi thẳng vào Hàng Đào đi tiếp tới Chợ Đồng Xuân; một rẽ trái theo phố Hàng Gai lên Cửa Nam.
Điểm rẽ của 2 tuyến xe điện, một đi thẳng vào Hàng Đào đi tiếp tới Chợ Đồng Xuân; một rẽ trái theo phố Hàng Gai lên Cửa Nam.

Về sau, vải vóc còn giao dịch với miền Trung hay miền Nam, cũng như việc nhập hàng vải bông từ nước ngoài vào nội địa. Kể từ sau Đại chiến I, lại có thêm người Ấn Độ đến sinh sống với các cửa hàng “Tây Đen bán vải”, càng làm cho phố phường thêm sinh động, cạnh tranh với cái sầm uất của dãy phố liền kề là Hàng Ngang - có nhiều cửa hàng người Hoa giàu có nhưng không buôn bán loại hàng dùng làm đồ mặc này.

Nói đến Hàng Đào, không thể không kể đến một thời ngắn ngủi sôi động bởi một phong trào yêu nước của các nhà Duy Tân đầu thế kỷ XX, khi lập ra Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngôi nhà số 4 là nhà của Cụ Cử Lương Văn Can, vị thục trưởng và ngôi nhà số 10 được dùng làm nơi mở lớp của ngôi trường danh tiếng, nhưng chỉ tồn tại được không trọn một niên khoá (1907) đã bị thực dân đóng cửa và đàn áp, vì sợ dân trí dân ta lên cao thì nền đô hộ của ngoại bang bị đe dọa.

Cả hai ngôi nhà này đều có trong tấm ảnh kèm đây. Lại thêm cái tàu điện rất đặc trưng với tấm biển quảng cáo cho sản phẩm “Dubonnet”, ngày ngày di chuyển trên đường phố, kề cận với đầu mối ở Bờ Hồ toả đi tất cả các cửa ô của thành phố. Còn tấm ảnh thứ hai nhìn từ Bờ Hồ vào chính là nơi hiện giờ mang tên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và là cửa ngõ đi vào khu vực trung tâm của Khu phố cổ Hà Nội.

Dương Trung Quốc