Bài viết
Xếp theo:
-
Trong chuyên đề “Cổ vật một số nước Đông Nam Á” khai mạc từ tháng 4/2012 vừa qua tại Bảo tàng Lịch sử, nhóm hiện vật có nguồn gốc Myanmar được lựa chọn trưng bày giới thiệu lần này đáng chú ý là một số những quả cân có kích thước nhỏ, bằng đồng, hình động vật được thể hiện rất đẹp mắt. Đây là lần thứ hai, kể từ sau giải phóng (1975), nhóm hiện vật này lại được dịp xuất hiện trở lại với người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Chi tiếtNăm 2006, nhân kỷ niệm 31 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Tp. Hồ Chí Minh kết hợp với một số nhà sưu tập tại Thành phố(1) trưng bày chuyên đề “Cổ vật gỗ thời Nguyễn”. Chuyên đề này được trưng bày tại một phòng trang trọng, cách trưng bày khá ấn tượng, đảm bảo về nội dung cũng như hình thức và đặc biệt, các hiện vật ở đây rất phù hợp với cảnh quan, kiến trúc và không gian của ngôi nhà, tạo nên hiệu quả cao.
Chi tiếtCổ vật là hồn thiêng sông núi, là nguyên khí quốc gia của thời xa xưa còn lưu lại, là chứng tích của các thời kỳ oanh liệt đã qua. Cổ vật mang trong mình giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị kỹ thuật, mỹ thuật, giá trị khoa học, giá trị tộc người và các giá trị phi vật thể khác. Với các giá trị đó, cổ vật mang lại cho người lưu giữ nó nhiều lợi ích to lớn từ lợi ích tinh thần đến lợi ích kinh tế.
Chi tiếtHòa cùng không khí kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM phối hợp với các Bảo tàng và các nhà sưu tập tư nhân trong cả nước trưng bày chuyên đề “Rồng về Thăng Long”. Đây là chuyên đề tập hợp những hiện vật có hoa văn rồng qua các thời kỳ lịch sử, của mọi miền đất nước, với nhiều chất liệu khác nhau từ đất nung, gốm, sứ, kim loại đến những hiện vật chất liệu vải, đá, gỗ…
Chi tiếtVào tháng 10 năm 2006, ông Nguyễn Đức Tùng – ngụ tại xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã chuyển nhượng toàn bộ sưu tập hiện vật của mình cho BT LSVN-TP.HCM. Bên cạnh những hiện vật còn nguyên vẹn, nhà sưu tập Nguyễn Đức Tùng cũng góp nhặt và lưu giữ lại những mảnh gốm sứ với số lượng khá lớn.
Chi tiếtHiện nay, về mảng văn hóa Óc eo, Bảo tàng lịch sử TP.HCM có lưu giữ nhiều hiện vật thuộc các tỉnh ĐBSCL - thể hiện trên bản đồ di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Óc eo. Trong đó nhóm hiện vật tìm thấy tại địa điểm Óc eo - Kiên Hảo - Rạch Gía (tỉnh An Giang ngày nay) chiếm số lượng nhiều nhất và gồm nhiều chất liệu nhất (vàng, bạc, gỗ, đá, đồng…)
Chi tiếtTháng 6 năm 2006, Ông Lưu Chế Vũ một doanh nghiệp tư nhân đã đem đến Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành Phố Hồ Chí Minh một số hiện vật mà theo ông cho biết là của đất nước Lào do ông bà để lại. Trong số hiện vật đó đáng chú ý là nhóm tượng Phật bằng đồng, bạc với nhiều kích thước khác nhau.
Chi tiếtTrong năm 2006, bên cạnh việc được nhượng sưu tập Nguyễn Đức Tùng khá đồ sộ về loại hình, chất liệu và nguồn gốc, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh còn nhận được về cho Bảo tàng một sưu tập khác tuy số lượng ít hơn nhưng có những tiêu bản gốm rất có giá trị về loại hình, độc đáo và đa dạng về nguồn gốc, trong đó có các hiện vật như :
Chi tiếtTriễn lãm mang tên - “Cổ vật sưu tầm 10 năm đầu thế kỷ XXI” tại Bảo tàng Lịch sử - Thành phố Hồ Chí Minh (BTLS - Tp.HCM), diễn ra từ giữa tháng 7 năm 2011 đã giới thiệu với công chúng hơn 300 hiện vật với đủ chất liệu, loại hình và xuất xứ từ nhiều nền văn hoá đặc sắc như Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Hà Lan, Bỉ… Tất cả trong số chúng đều chưa từng được trưng bày từ trước đến nay.
Chi tiếtChuyên đề “Cổ vật một số nước Đông Nam Á” đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử - TP. Hồ Chí Minh giới thiệu những nét văn hóa của 11 quốc gia Đông Nam Á, trong đó hiện vật của Campuchia chiếm số lượng nhiều nhất. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu một hiện vật trang trí hình chim thần Garuda làm bằng chất liệu đồng.
Chi tiếtCác cổ vật thuộc sưu tập Vương Hồng Sển được nhiều giới quan tâm chú ý, nhưng có lẽ đa số quan tâm về đồ gốm, ngay cả bản thân ông cũng có viết sách đề cập tới các hiện vật gốm của mình, còn các hiện vật có chất liệu khác thì chưa thấy giới thiệu nhiều, trong đó có đồ gỗ. Hiện nay, Bảo tàng lịch sử có lưu giữ 1 chiếc tủ gỗ thuộc sưu tập này.
Chi tiếtĐồ trang sức là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người từ hàng ngàn năm qua. Tuỳ vào tập quán, văn hoá và phong cách sống mà mỗi cộng đồng cư dân hình thành cho mình những loại hình trang sức rất độc đáo với nhiều chất liệu khác nhau được sử dụng. Trong đó kim loại được sử dụng khá phổ biến trong việc chế tác trang sức.
Chi tiết